Sự phát triển của công nghệ đồng nghĩa với sự thay đổi nhanh chóng về chất lượng cuộc sống cũng như góp phần thay đổi thế giới. Sau đây là những sản phẩm công nghệ hàng ngày đang thay đổi thế giới.
Ảnh minh họa |
1. Smartphone như một trung tâm dự báo thời tiết
Chiếc điện thoại thông minh dù bé nhỏ nhưng chứa trong mình nhiều bộ cảm biến phức tạp như ánh sáng, nhiệt độ, áp suất và vị trí...Những dữ liệu này có thể là vô cùng hữu ích đối với các nhà khí tượng học để dự báo thời tiết, vì vậy một công ty của Anh có tên OpenSignal đã xây dựng một ứng dụng gọi làWeathersignal. Ứng dụng này thu thập dữ liệu từ các thiết bị cầm tay Android và sau đó sử dụng nó để tăng độ chính xác cho các dự báo.
2. Wi-Fi giúp xác định vị trí người dùng
Mạng Wi-Fi ra đời nhằm phục vụ nhu cầu kết nối và công nghệ này đã phát triển nhanh chóng trên toàn thế giới cũng chính vì lý do này. Tuy nhiên, chúng cũng được các công ty lớn nhưGoogle, Navizon và Skyhook Wirelesssử dụng để xác định vị trí của người dùng một cách hiệu quả trong các khu vực thành thị. Sau nhiều năm cạnh tranh với chip GPS,giờ đây Wi Fi đã trở nên nhanh hơn và dễ dàng hơn trong việc định vị.
3. Theremin trở thành nhạc cụ
Có một sự thật mà ít ai biết đến đó là Theremin ban đầu không phải ra đời để trở thành một nhạc cụ. Những âm thanh mà nó tạo ra là kết quả nghiên cứu của người Nga vào những bộ cảm biến gần trong những năm 1920, sau khi cuộc nội chiến tại Nga bùng nổ. Léon Theremin, người phát minh ra sản phẩm này đã xin cấp bằng sáng chế vào năm 1928, sau đó sử dụng nó trong chuyến lưu diễn trên toàn Châu Âu.
4. Twitter sử dụng trong các tình huống khẩn cấp
Twitter thực sự hữu ích trong việc chia sẻ thông tin giữa những nhóm người lớn trong những tình huống khẩn cấp. Điều đó hoàn toàn khác xa với những mục đích ban đầu của nó như một công cụ cập nhập trạng thái,Thật vậy, Twitter đã trở thành công cụ vô cùng hữu ích giúp người ta theo dõi được diễn biến của những thảm họa tự nhiên, các cuộc đảo chính…
5. Minecraft sử dụng trong giáo dục
Minecraft được phát triển độc lập bởi một lập trình viên có nickname Notch. Nhưng có lẽ người tạo ra trò chơi này cũng không bao giờ tưởng tượng ra được rằng phát minh của anh ta sẽ được Google dùng để dạy vật lý lượng tử cho thế hệchuyên viên kế tiếp. Đó là ý tưởng về qCraft, một bản mod dành cho game này giới thiệu những nguyên tắc cơ bản dựa trên quy mô lượng tử. Không chỉ nỗ lực để đưa Minecraft vào việc đào tạo, đội ngũ chuyên viên lượng tử tại Minecraftedu.com còn tìm mọi cách để đưanó vào cả trường học.
6. iPad được sử dụng trong những ca phẫu thuật
Giờ đây iPad không chỉ là công cụ phục vụ nhu cầu giải trí và công việc của người dùng mà nó còn được sử dụng trong cả lĩnh vực y tế . Giáo sư Karl Oldhafer tại bệnh viện Asklepios ở Đức là một trong những bác sĩ đầu tiên tại quốc gia này vận dụng công nghệ hình ảnh tiên tiến của những chiếc máy tính bảng vào trong khám và chữa bệnh.
Sau khi chụp, phần nội tạng cần phẫu thuật của bệnh nhân sẽ được chiếc iPad chuyển sang mô hình 3D mô tả rõ vị trí khối u hay các mạch máu và dây thần kinh bên trong, giúp các bác sĩ có thể phân tích kỹ hơn trước khi tiến hành, hạn chế được những rủi ro nhất định.
7. PlayStation 3 giúp điều trị bệnh ung thư
Trong khoảng thời gian từ tháng 3 năm 2007 cho đến tháng 11 năm 2012, phần mềm của PlayStation 3 cho phép người dùng có thể dành những khoảng thời gian rỗi (không chơi game nhưng vẫn kết nối mạng) của máy để đóng góp cho sứ mệnh nghiên cứu các căn bệnh nan y của mạng siêu máy tính được đặt tại trường Đại học Stanford, Mỹ.
Theo giáo sư Vijay Pande, người đứng đầu dự án "Folding's home", Đại học Stanford, những căn bệnh cần sự giúp sức nghiên cứu từ bên ngoài bao gồm: bệnh bò điên, Parkinson, Alzheimer, Huntington, và một số chủng loại ung thư khác.
Phần mềm PlayStation 3 sẽ cho phép người dùng nhấn vào biểu tượng "Folding's home" trên màn hình TV để chia sẻ sức mạnh xử lý cho mạng nghiên cứu trong những lúc game thủ “rảnh rỗi”. Bộ xử lý trong PlayStation 3 có sức mạnh cao gấp 10 lần so với các con chip PC thông thường, chính vì vậy nó đã được chọn để thực hiện công việc nghiên cứu đầy khó khăn trên.
Thúy Nga (VnMedia)
.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét