Thứ Tư, 27 tháng 11, 2013

2 phóng viên "rởm" tống tiền nhà trường bị lĩnh án 9 năm tù

2 phóng viên "rởm" tống tiền nhà trường bị lĩnh án 9 năm tù

Ngày 27/11, TAND thành phố Hà Nội đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử và tuyên phạt 2 bị cáo: Nguyễn Văn Cương ( sinh năm 1984, trú tại huyện Nghĩa Hưng, Nam Định) 5 năm tù và Nguyễn Văn Cường ( sinh năm 1989, ở huyện Phú Xuyên, Hà Nội) 4 năm tù về cùng tội “ Cưỡng đoạt tài sản ”.











Hai đối tượng Cương và Cường.
Hai đối tượng Cương và Cường.

Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân TP Hà Nội: Cương được nhận vào làm nhân viên tại Công ty cổ phần Truyền thông tuổi trẻ Việt Nam (gọi tắt là Công ty Truyền thông) được giao nhiệm vụ đến các đơn vị để mời chào đăng bài, quảng cáo tuyên truyền. Do Công ty Truyền thông có hợp đồng với báo Tuổi trẻ Thủ đô về việc đăng bài tuyên truyền trên báo Tuổi trẻ Thủ đô nên Cương và một số nhân viên khác được coi là cộng tác viên của báo. Do không hoàn thành nhiệm vụ nên cuối năm 2012, Cương đã bị Công ty Truyền thông cho thôi việc.


Tuy nhiên, Công ty Truyền thông vẫn liên lạc với Cương để thu hồi công nợ của Cương và vẫn cho đăng bài tuyên truyền. Quá trình làm việc tại Công ty Truyền thông, do sơ hở trong việc quản lý và cấp Giấy giới thiệu nên Cương đã lấy được nhiều Giấy giới thiệu của báo Tuổi trẻ Thủ đô.


Lấy danh nghĩa là phóng viên, đầu tháng 3/2013, Cương đã rủ Nguyễn Văn Cường cùng đến trường Mầm non xã Phú Túc (huyện Phú Xuyên, Hà Nội). Khi đến, Cương và Cường xuất trình Giấy giới thiệu và tự giới thiệu là phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô đến làm việc với nhà trường. Sau khi tìm hiểu, Cương quy kết cho nhà trường có các sai phạm như: thu tiền sai quy định, hai cô giáo của nhà trường đánh học sinh, nhà trường thải rác bừa bãi.


Ngày 18/3/2013, Cương và Cường tiếp tục quay lại trường đe dọa sẽ viết bài nói xấu về nhà trường, nếu không muốn viết bài thì nhà trường phải nộp cho Cương và Cường 15 triệu đồng. Vì sợ ảnh hưởng đến uy tín nhà trường nên Ban Giám hiệu của trường đã đồng ý nộp tiền nhưng xin rút xuống 8 triệu đồng và nộp trước 2 triệu đồng.


Tiếp đó, ngày 29/3, khi hai cô giáo trong Ban Giám hiệu của trường đang họp tại Phòng Giáo dục huyện Phú Xuyên, Cương đã gọi điện đến yêu cầu nộp nốt số tiền. Khi Cương và Cường đang nhận tiền thì bị bắt quả tang.


Qua điều tra, cơ quan công an xác định, với thủ đoạn tương tự, từ ngày 13/12/2012 đến ngày 6/1/2013, Cương và Cường đã giả danh phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô đến dọa và chiếm đoạt tổng cộng 73 triệu đồng của 6 trường mầm non thuộc địa bàn huyện Phú Xuyên (Hà Nội).


Tại tòa, hai bị cáo Cương và Cường đã thành khẩn khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình, bày tỏ sự ân hận, ăn năn hối cải và mong muốn được hưởng lượng khoan hồng của pháp luật .


Kim Anh (TTXVN)



.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

Liên hoan tuyên truyền viên dân số cơ sở năm 2012

Liên hoan Tuyên truyền viên Dân số cơ sở năm 2012 đã được tổ chức tại ba khu vực: ngày 10/10/2012 tại phía Nam (tỉnh Bạc Liêu), ngày 24/10/2012 tại miền Trung (tỉnh Phú Yên) và ngày 7/11/2012 tại phía Bắc (tỉnh Yên Bái). Mục tiêu của Liên hoan là tuyên truyền sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân về các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác DS-KHHGĐ giai đoạn 2011-2020 nhân các sự kiện kỷ niệm Ngày Dân số Thế giới, Ngày Dân số Việt Nam và Tháng hành động quốc gia về Dân số năm 2012. Tiếp đó là nâng cao kiến thức, kỹ năng tuyên truyền vận động và truyền thông thay đổi hành vi về DS-KHHGĐ cho đội ngũ cán bộ chuyên trách dân số và cộng tác viên dân số/y tế cơ sở, đồng thời tạo phong trào thi đua trong đội ngũ làm công tác DS-KHHGĐ góp phần thực hiện các mục tiêu DS-KHHGĐ năm 2012.

Đây là một sự kiện truyền thông đặc biệt, là ngày hội lớn, là nơi hội tụ, là dịp để đội ngũ cán bộ chuyên trách, cộng tác viên, tuyên truyền viên dân số các tỉnh, thành phố gặp gỡ, giao lưu, trao đổi mô hình hiệu quả, kinh nghiệm trong thực tiễn công tác DS- KHHGĐ.

Tất cả các đội tham gia Liên hoan đều phải trải qua 2 phần thi “Chào hỏi” giới thiệu về đội và những đặc trưng của địa phương và Tiểu phẩm tuyên truyền về những vấn đề mới, những khó khăn thách thức của công tác DS-KHHGĐ. Theo đánh giá của ban giám khảo, các tiết mục tham gia Liên hoan được đầu tư và sáng tạo nên phong phú về nội dung và hình thức thể hiện, đã phản ánh được những nét nổi bật, đặc trưng về văn hóa của vùng miền trong công tác DS-KHHGĐ; những thành tựu đã đạt được cũng như những khó khăn vất vả của đội ngũ cán bộ chuyên trách dân số xã và cộng tác viên dân số thôn bản trong khu vực.

Qua 2 phần thi, 63 đội tuyên truyền viên dân số của các tỉnh, thành phố đã mang đến Liên hoan những màn chào hỏi ấn tượng, giới thiệu được đầy đủ về các thành viên trong đội, cùng kết quả thực hiện công tác DS-KHHGĐ và về công tác truyền thông DS-KHHGĐ của địa phương mình. Nhiều địa phương đã thể hiện thành công đề tài nâng cao chất lượng dân số bằng phương pháp sàng lọc trước sinh, sơ sinh, chống tảo hôn, không sinh nhiều con.

Không chỉ làm tốt màn chào hỏi, các tuyên truyền viên dân số còn rất xuất sắc khi hoá thân thành diễn viên trong các vai diễn ở phần thi tiểu phẩm. Với tài năng diễn xuất, các tuyên truyền viên đã mang đến nhiều sự bất ngờ cho ban giám khảo và khán giả bởi vận dụng một cách sáng tạo, linh hoạt và sự thể hiện hài hước, dí dỏm qua những câu chuyện dân số có thực. Những tiểu phẩm mang đậm tính giáo dục được các đội thể hiện xuất sắc trong phần thi tiểu phẩm. Qua 02 phần thi, Ban tổ chức đã chọn ra các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc để trao giải.

Kết quả, tại khu vực miền Nam, giải Nhất được trao cho đội Bình Dương; giải Nhì được trao cho đội Bạc Liêu và Thành phố Hồ Chí Minh; giải Ba được trao cho đội Tiền Giang, Đồng Nai và Cần Thơ. Các đội còn lại đồng giải Khuyến khích. Ngoài ra, Ban tổ chức còn trao 05 giải cá nhân cho các thí sinh là tuyên truyền viên hay nhất tại Liên hoan. Kết thúc Liên hoan tại khu vực miền Trung, Giải Nhất thuộc về đội Lâm Đồng. Đội Nghệ An, Bình Định đoạt giải Nhì. Hai giải Ba thuộc về đội Quảng Nam và Phú Yên. Các đội còn lại nhận giải Khuyến khích. Ban tổ chức cũng đã trao tặng 6 giải cá nhân tiêu biểu cho 6 đơn vị. Liên hoan tuyên truyền viên dân số cơ sở khu vực phía Bắckết thúc với giải Nhất thuộc về đội Phú Thọ, giải Nhì thuộc về đội Hà Nội, Thanh Hóa, Quảng Ninh; Giải Ba thuộc về Lào Cai, Yên Bái, Nam Định, Thái Nguyên. 18 đội còn lại nhận giải Khuyến khích. Ngoài ra, Ban tổ chức đã trao 8 giải phụ cho tuyên truyền viên dân số trẻ tuổi nhất, nhiều tuổi nhất, diễn xuất tốt nhất…

Phát biểu tại Liên hoan các khu vực, Lãnh đạo Tổng Cục DS-KHHGĐ đã hoan nghênh và cảm ơn lãnh đạo, cán bộ, cộng tác viên ngành DS-KHHGĐ các tỉnh, thành đã cùng tề tựu tham dự liên hoan, đồng thời nhấn mạnh những thành quả to lớn mà ngành đạt được suốt thời gian qua luôn được tạo ra bởi những cộng tác viên dân số đã không quản gian khổ đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng. Lãnh đạo Tổng cục cũng gửi lời cảm ơn đến cấp ủy, chính quyền các tỉnh đã hỗ trợ tổ chức Liên hoan Tuyên truyền viên Dân số cơ sở tại các khu vực.

Ba cuộc Liên hoan tại 3 khu vực đã lựa chọn ra những tiết mục xuất sắc nhất đưa về Hội thi Liên hoan tuyên truyền viên dân số cơ sở toàn quốc được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 10-11/12 nhân dịp Tháng hành động quốc gia về Dân số và Ngày dân số Việt Nam 26/12.

Cũng tại các khu vực, ba vấn đề lớn của hoạt động DS-KHHGĐ gồm: quy mô dân số, cơ cấu dân số và chất lượng dân số đã được các đại biểu chia sẻ tại hội thảo “Nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động truyền thông trực tiếp về DS-KHHGĐ tại cơ sở”. Các đại biểu nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác truyền thông, đặc biệt là truyền thông trực tiếp tại cơ sở, trong bối cảnh hiện nay và thời gian tới với những nhiệm vụ khó khăn hơn.