Thứ Hai, 1 tháng 9, 2014

Vụ Cát Tường: "Chất lạ" trên thi thể là bột thạch cao dính mỡ người

Vụ Cát Tường: "Chất lạ" trên thi thể là bột thạch cao dính mỡ người

Về nghi vấn về chất lạ trên thi thể Huyền của gia đình, công an cho biết không phải xi măng mà là bột thạch cao dính mỡ người.













Hai bên ống quần của nạn nhân có dính một loại hóa chất lạ
Hai bên ống quần của nạn nhân có dính một loại hóa chất lạ



Theo Đời sống & Pháp luật, tối 30/8, bà Nguyễn Thị Hiền, mẹ đẻ chị Lê Thị Thanh Huyền - nạn nhân của vụ Thẩm mỹ viện (TMV) Cát Tường cho biết, ngày 29/8, Công an TP Hà Nội đã mời gia đình lên làm việc để thông báo về việc kết thúc điều tra bổ sung vụ TMV Cát Tường.


Đồng thời, CQĐT cũng trả lời về nghi vấn “chất lạ” bám trên thi thể chị Huyền trong ngày tìm thấy xác dưới bến đò Vân Đức, theo đúng yêu cầu kiến nghị trước đó của gia đình.


"Trong buổi làm việc, cơ quan công an thông báo cho chúng tôi, "chất lạ" bám trên thi thể của con gái tôi không phải bê tông hay xi măng mà là chất có bột thạch cao, dính lẫn một chút mỡ người", bà Hiền thông tin.


Về phía gia đình, bà Hiền cho biết ngay lúc đó cũng bày tỏ thắc mắc rằng liệu thi thể này có phải bị để trong nhà lạnh vài ngày trước khi vứt xuống sông hay không? Bởi khi khám nghiệm tử thi, gia đình thấy thi thể không có dấu hiệu bị trương, thịt còn chắc chứ không bị thối rữa và không có biểu hiện của người bị chết do ở dưới nước lâu ngày.


“Tuy nhiên, ngay khi vừa nêu ra thắc mắc này, CQĐT đã bác bỏ và khẳng định rằng không hề có chuyện đó”, bà nói thêm.












Viện kiểm sát giữ nguyên truy tố ban đầu đối với hai bị cáo Nguyễn Mạnh Tường và Đào Quang Khánh
Viện kiểm sát giữ nguyên truy tố ban đầu đối với hai bị cáo Nguyễn Mạnh Tường và Đào Quang Khánh


Ngày 30/8, cơ quan điều tra cũng cho biết đã hoàn tất kết luận điều tra bổ sung, đề nghị Viện Kiểm sát Nhân dân cùng cấp truy tố bác sỹ Nguyễn Mạnh Tường, Giám đốc Thẩm mỹ viện Cát Tường về tội danh “Vi phạm quy định khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất pha chế thuốc, cấp phát thuốc hoặc dịch vụ y tế khác” theo khoản 3 Điều 242 Bộ luật hình sự và tội “Xâm phạm thi thể mồ mả, hài cốt” theo khoản 2 Điều 246 Bộ luật hình sự.


Bị can Đào Quang Khánh bị đề nghị truy tố về tội “Xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt” theo khoản 2 Điều 246 Bộ luật hình sự và tội “Trộm cắp tài sản” theo khoản 1 Điều 138 Bộ luật hình sự.


Trước đó, ngày 14/4, Tòa án nhân dân Hà Nội đã mở phiên xét xử hai bị cáo nêu trên.


Quá trình thẩm vấn và xét hỏi công khai trước phiên tòa đã có một số vấn đề phát sinh, nhất là thi thể nạn nhân Huyền chưa tìm thấy. Do vậy, Hội đồng xét xử yêu cầu cần được làm rõ và dừng phiên tòa, trả hồ sơ cho Viện kiểm sát và Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Hà Nội điều tra bổ sung.



P.V (Tổng hợp)



.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

Liên hoan tuyên truyền viên dân số cơ sở năm 2012

Liên hoan Tuyên truyền viên Dân số cơ sở năm 2012 đã được tổ chức tại ba khu vực: ngày 10/10/2012 tại phía Nam (tỉnh Bạc Liêu), ngày 24/10/2012 tại miền Trung (tỉnh Phú Yên) và ngày 7/11/2012 tại phía Bắc (tỉnh Yên Bái). Mục tiêu của Liên hoan là tuyên truyền sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân về các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác DS-KHHGĐ giai đoạn 2011-2020 nhân các sự kiện kỷ niệm Ngày Dân số Thế giới, Ngày Dân số Việt Nam và Tháng hành động quốc gia về Dân số năm 2012. Tiếp đó là nâng cao kiến thức, kỹ năng tuyên truyền vận động và truyền thông thay đổi hành vi về DS-KHHGĐ cho đội ngũ cán bộ chuyên trách dân số và cộng tác viên dân số/y tế cơ sở, đồng thời tạo phong trào thi đua trong đội ngũ làm công tác DS-KHHGĐ góp phần thực hiện các mục tiêu DS-KHHGĐ năm 2012.

Đây là một sự kiện truyền thông đặc biệt, là ngày hội lớn, là nơi hội tụ, là dịp để đội ngũ cán bộ chuyên trách, cộng tác viên, tuyên truyền viên dân số các tỉnh, thành phố gặp gỡ, giao lưu, trao đổi mô hình hiệu quả, kinh nghiệm trong thực tiễn công tác DS- KHHGĐ.

Tất cả các đội tham gia Liên hoan đều phải trải qua 2 phần thi “Chào hỏi” giới thiệu về đội và những đặc trưng của địa phương và Tiểu phẩm tuyên truyền về những vấn đề mới, những khó khăn thách thức của công tác DS-KHHGĐ. Theo đánh giá của ban giám khảo, các tiết mục tham gia Liên hoan được đầu tư và sáng tạo nên phong phú về nội dung và hình thức thể hiện, đã phản ánh được những nét nổi bật, đặc trưng về văn hóa của vùng miền trong công tác DS-KHHGĐ; những thành tựu đã đạt được cũng như những khó khăn vất vả của đội ngũ cán bộ chuyên trách dân số xã và cộng tác viên dân số thôn bản trong khu vực.

Qua 2 phần thi, 63 đội tuyên truyền viên dân số của các tỉnh, thành phố đã mang đến Liên hoan những màn chào hỏi ấn tượng, giới thiệu được đầy đủ về các thành viên trong đội, cùng kết quả thực hiện công tác DS-KHHGĐ và về công tác truyền thông DS-KHHGĐ của địa phương mình. Nhiều địa phương đã thể hiện thành công đề tài nâng cao chất lượng dân số bằng phương pháp sàng lọc trước sinh, sơ sinh, chống tảo hôn, không sinh nhiều con.

Không chỉ làm tốt màn chào hỏi, các tuyên truyền viên dân số còn rất xuất sắc khi hoá thân thành diễn viên trong các vai diễn ở phần thi tiểu phẩm. Với tài năng diễn xuất, các tuyên truyền viên đã mang đến nhiều sự bất ngờ cho ban giám khảo và khán giả bởi vận dụng một cách sáng tạo, linh hoạt và sự thể hiện hài hước, dí dỏm qua những câu chuyện dân số có thực. Những tiểu phẩm mang đậm tính giáo dục được các đội thể hiện xuất sắc trong phần thi tiểu phẩm. Qua 02 phần thi, Ban tổ chức đã chọn ra các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc để trao giải.

Kết quả, tại khu vực miền Nam, giải Nhất được trao cho đội Bình Dương; giải Nhì được trao cho đội Bạc Liêu và Thành phố Hồ Chí Minh; giải Ba được trao cho đội Tiền Giang, Đồng Nai và Cần Thơ. Các đội còn lại đồng giải Khuyến khích. Ngoài ra, Ban tổ chức còn trao 05 giải cá nhân cho các thí sinh là tuyên truyền viên hay nhất tại Liên hoan. Kết thúc Liên hoan tại khu vực miền Trung, Giải Nhất thuộc về đội Lâm Đồng. Đội Nghệ An, Bình Định đoạt giải Nhì. Hai giải Ba thuộc về đội Quảng Nam và Phú Yên. Các đội còn lại nhận giải Khuyến khích. Ban tổ chức cũng đã trao tặng 6 giải cá nhân tiêu biểu cho 6 đơn vị. Liên hoan tuyên truyền viên dân số cơ sở khu vực phía Bắckết thúc với giải Nhất thuộc về đội Phú Thọ, giải Nhì thuộc về đội Hà Nội, Thanh Hóa, Quảng Ninh; Giải Ba thuộc về Lào Cai, Yên Bái, Nam Định, Thái Nguyên. 18 đội còn lại nhận giải Khuyến khích. Ngoài ra, Ban tổ chức đã trao 8 giải phụ cho tuyên truyền viên dân số trẻ tuổi nhất, nhiều tuổi nhất, diễn xuất tốt nhất…

Phát biểu tại Liên hoan các khu vực, Lãnh đạo Tổng Cục DS-KHHGĐ đã hoan nghênh và cảm ơn lãnh đạo, cán bộ, cộng tác viên ngành DS-KHHGĐ các tỉnh, thành đã cùng tề tựu tham dự liên hoan, đồng thời nhấn mạnh những thành quả to lớn mà ngành đạt được suốt thời gian qua luôn được tạo ra bởi những cộng tác viên dân số đã không quản gian khổ đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng. Lãnh đạo Tổng cục cũng gửi lời cảm ơn đến cấp ủy, chính quyền các tỉnh đã hỗ trợ tổ chức Liên hoan Tuyên truyền viên Dân số cơ sở tại các khu vực.

Ba cuộc Liên hoan tại 3 khu vực đã lựa chọn ra những tiết mục xuất sắc nhất đưa về Hội thi Liên hoan tuyên truyền viên dân số cơ sở toàn quốc được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 10-11/12 nhân dịp Tháng hành động quốc gia về Dân số và Ngày dân số Việt Nam 26/12.

Cũng tại các khu vực, ba vấn đề lớn của hoạt động DS-KHHGĐ gồm: quy mô dân số, cơ cấu dân số và chất lượng dân số đã được các đại biểu chia sẻ tại hội thảo “Nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động truyền thông trực tiếp về DS-KHHGĐ tại cơ sở”. Các đại biểu nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác truyền thông, đặc biệt là truyền thông trực tiếp tại cơ sở, trong bối cảnh hiện nay và thời gian tới với những nhiệm vụ khó khăn hơn.