Thứ Năm, 25 tháng 9, 2014

3.000 người bỏ mạng trên biển vì "giấc mơ châu Âu"

3.000 người bỏ mạng trên biển vì "giấc mơ châu Âu"

Theo Tổ chức di trú quốc tế (IOM), số người thiệt mạng trên đường khi di cư bất hợp pháp sang châu Âu đang tăng theo cấp số nhân. Trong 9 tháng đầu năm 2014 số người tử nạn vì “giấc mơ châu Âu” là khoảng 3.000 người, gấp gần bốn lần năm 2013.












Một người di cư đang được cảnh sát biển Thổ Nhĩ Kỳ cứu hộ ngày 12/9/2014
Một người di cư đang được cảnh sát biển Thổ Nhĩ Kỳ cứu hộ ngày 12/9/2014

Nửa tháng, 700 người thiệt mạng


Chỉ riêng hai vụ đắm tàu trong nửa đầu tháng 9 đã khiến 700 người thiệt mạng. Đầu tháng 9, tại khu vực ngoài khơi Malta nối Bắc Phi với châu Âu, xảy ra vụ chìm tàu chở 500 người tị nạn, khiến 400 người mất tích. Đến nay, giới chức các nước liên quan vẫn chưa xác minh về số người thiệt mạng và nguyên nhân chìm tàu.


Thảm họa này được phác họa phần nào qua lời kể của 11 người nhân viên cứu hộ Italia và Hy Lạp. Những người sống sót cho biết, tàu của họ bị chính những kẻ tổ chức chuyến đi người Palestine và Ai Cập cố tình đâm, bởi những người tị nạn không muốn đổi sang con tàu khác nhỏ hơn.









Frontex, cơ quan hải quan EU ước tính, năm 2013, ít nhất 72.000 người tị nạn bất hợp pháp vào châu Âu qua đường bộ và đường biển, con số thực tế khả năng còn cao hơn. Theo báo cáo “Phân tích rủi ro năm 2013” của Frontex, khoảng 51% người tị nạn chọn tuyến Đông Địa Trung Hải với lộ trình đi qua Hy Lạp, tiếp tục đi vào phía Tây Balkans bằng đường bộ cuối cùng đi phà tới Italia. Châu Âu dự kiến sẽ thành lập một lực lượng đặc nhiệm tại Địa Trung Hải và hệ thống giám sát biên giới mới để tăng cường nỗ lực ngăn chặn dòng người tị nạn.



Theo lời kể, họ bị 10 kẻ tổ chức trái phép chuyến đi ép phải chuyển tàu ba lần trong bốn ngày đầu. Đến ngày thứ năm, chúng tiếp tục yêu cầu chuyển tàu, nhưng họ không đồng ý và chúng dọa sẽ trả họ trở về Ai Cập.


“Những người tị nạn khăng khăng thà bị đưa quay trở về chứ không chuyển tàu. Lúc đó, những tay buôn lậu hét lên và ném gậy gộc vào mọi người. Tàu của chúng dần áp sát vào tàu chở người tị nạn sau đó đâm thẳng vào chiếc tàu này. Ngay lập tức chiếc tàu chìm dần, còn những kẻ buôn lậu vẫn đứng đó trơ trơ nhìn để chắc chắn chiếc tàu chìm hẳn”, IOM trích lời kể của người tị nạn sống sót.


Hamed, 16 tuổi, người Palestine, người được một tàu thương mại ngang qua cứu sống cho biết: “Khi tàu chìm, tôi và nhiều người khác không biết bơi. Chúng tôi kêu cứu thảm thiết nhưng chúng đứng nhìn chúng tôi như đang xem phim trong rạp. Tàu chở hàng trăm người chìm nghỉm, chúng bỏ đi và để lại những tiếng cười man rợ”.


Hành trình tử thần


Những người tị nạnvốn không thể chịu được cảnh sống chật vật khổ sở vì chiến tranh bom đạn tại quê nhà, quyết định ra đi tìm “giấc mơ châu Âu”. Họ chủ yếu đến từ Syria, Palestine (phần lớn từ Gaza - nơi vừa phải trải qua gần hai tháng giao tranh khiến hơn 2.200 người thiệt mạng), Ai Cập, Sudan, Libya.


Hai người Palestine sống sót cho biết, họ phải trả 2.000 USD/người cho một “văn phòng du lịch” tại Gaza. Đây là khoản tiền hỗ trợ để xây lại nhà cửa hư hỏng do giao tranh giữa Hamas và Israel. “Văn phòng du lịch” yêu cầu họ tới điểm hẹn ở Ai Cập, từ đây, được đưa đi bằng xe bus tới cảng Damietta và bắt đầu hành trình tới châu Âu.


Trên tàu, viên thuyền trưởng đếm một lượt, tổng cộng 400-450 người, kể cả những trẻ em dưới 10 tuổi. Khoảng 300 người bị đưa xuống khoang dưới của tàu, 200 người khác ngồi bên trên. Khi tàu bị đâm chìm, những người ngồi tầng dưới đều bị kẹt khó có thể thoát ra ngoài.


Những người thoát ra ngoài bám vào các vật trôi nổi, gắng gượng lênh đênh trên biển chờ người cứu. Nhưng nhiều người trong số đó không thể chịu được vì sóng to gió lớn. Dựa trên lời kể của những người sống sót, IOM tin chắc rằng, trong số những người mất tích, có khoảng 100 trẻ em.


Ngày 19/9, Cao ủy Liên hợp quốc về quyền con người Zeid Ra’ad Al Hussein lên án hành động cố tình đâm chìm tàu chở 500 người tị nạn. Đồng thời yêu cầu phải trừng phạt những kẻ phạm tội bằng mọi giá.


Ông Zeid kêu gọi Ai Cập và các nước châu Âu, Bắc Phi trong phạm vi khu vực Địa Trung Hải “phối hợp kiểm soát những kẻ buôn lậu, lợi dụng những nhóm người dễ bị tổn thương trên thế giới, gây nguy hiểm tới tính mạng của họ chỉ vì mối lợi tài chính”. Ông Zeid lên án: “Nếu lời kể của những người sống sót thực sự đúng - vụ việc này cần phải được nhìn nhận dưới góc độ một vụ giết người hàng loạt” và “những kẻ phạm tội không thể không bị trừng phạt”.


Trang Trần



.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

Liên hoan tuyên truyền viên dân số cơ sở năm 2012

Liên hoan Tuyên truyền viên Dân số cơ sở năm 2012 đã được tổ chức tại ba khu vực: ngày 10/10/2012 tại phía Nam (tỉnh Bạc Liêu), ngày 24/10/2012 tại miền Trung (tỉnh Phú Yên) và ngày 7/11/2012 tại phía Bắc (tỉnh Yên Bái). Mục tiêu của Liên hoan là tuyên truyền sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân về các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác DS-KHHGĐ giai đoạn 2011-2020 nhân các sự kiện kỷ niệm Ngày Dân số Thế giới, Ngày Dân số Việt Nam và Tháng hành động quốc gia về Dân số năm 2012. Tiếp đó là nâng cao kiến thức, kỹ năng tuyên truyền vận động và truyền thông thay đổi hành vi về DS-KHHGĐ cho đội ngũ cán bộ chuyên trách dân số và cộng tác viên dân số/y tế cơ sở, đồng thời tạo phong trào thi đua trong đội ngũ làm công tác DS-KHHGĐ góp phần thực hiện các mục tiêu DS-KHHGĐ năm 2012.

Đây là một sự kiện truyền thông đặc biệt, là ngày hội lớn, là nơi hội tụ, là dịp để đội ngũ cán bộ chuyên trách, cộng tác viên, tuyên truyền viên dân số các tỉnh, thành phố gặp gỡ, giao lưu, trao đổi mô hình hiệu quả, kinh nghiệm trong thực tiễn công tác DS- KHHGĐ.

Tất cả các đội tham gia Liên hoan đều phải trải qua 2 phần thi “Chào hỏi” giới thiệu về đội và những đặc trưng của địa phương và Tiểu phẩm tuyên truyền về những vấn đề mới, những khó khăn thách thức của công tác DS-KHHGĐ. Theo đánh giá của ban giám khảo, các tiết mục tham gia Liên hoan được đầu tư và sáng tạo nên phong phú về nội dung và hình thức thể hiện, đã phản ánh được những nét nổi bật, đặc trưng về văn hóa của vùng miền trong công tác DS-KHHGĐ; những thành tựu đã đạt được cũng như những khó khăn vất vả của đội ngũ cán bộ chuyên trách dân số xã và cộng tác viên dân số thôn bản trong khu vực.

Qua 2 phần thi, 63 đội tuyên truyền viên dân số của các tỉnh, thành phố đã mang đến Liên hoan những màn chào hỏi ấn tượng, giới thiệu được đầy đủ về các thành viên trong đội, cùng kết quả thực hiện công tác DS-KHHGĐ và về công tác truyền thông DS-KHHGĐ của địa phương mình. Nhiều địa phương đã thể hiện thành công đề tài nâng cao chất lượng dân số bằng phương pháp sàng lọc trước sinh, sơ sinh, chống tảo hôn, không sinh nhiều con.

Không chỉ làm tốt màn chào hỏi, các tuyên truyền viên dân số còn rất xuất sắc khi hoá thân thành diễn viên trong các vai diễn ở phần thi tiểu phẩm. Với tài năng diễn xuất, các tuyên truyền viên đã mang đến nhiều sự bất ngờ cho ban giám khảo và khán giả bởi vận dụng một cách sáng tạo, linh hoạt và sự thể hiện hài hước, dí dỏm qua những câu chuyện dân số có thực. Những tiểu phẩm mang đậm tính giáo dục được các đội thể hiện xuất sắc trong phần thi tiểu phẩm. Qua 02 phần thi, Ban tổ chức đã chọn ra các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc để trao giải.

Kết quả, tại khu vực miền Nam, giải Nhất được trao cho đội Bình Dương; giải Nhì được trao cho đội Bạc Liêu và Thành phố Hồ Chí Minh; giải Ba được trao cho đội Tiền Giang, Đồng Nai và Cần Thơ. Các đội còn lại đồng giải Khuyến khích. Ngoài ra, Ban tổ chức còn trao 05 giải cá nhân cho các thí sinh là tuyên truyền viên hay nhất tại Liên hoan. Kết thúc Liên hoan tại khu vực miền Trung, Giải Nhất thuộc về đội Lâm Đồng. Đội Nghệ An, Bình Định đoạt giải Nhì. Hai giải Ba thuộc về đội Quảng Nam và Phú Yên. Các đội còn lại nhận giải Khuyến khích. Ban tổ chức cũng đã trao tặng 6 giải cá nhân tiêu biểu cho 6 đơn vị. Liên hoan tuyên truyền viên dân số cơ sở khu vực phía Bắckết thúc với giải Nhất thuộc về đội Phú Thọ, giải Nhì thuộc về đội Hà Nội, Thanh Hóa, Quảng Ninh; Giải Ba thuộc về Lào Cai, Yên Bái, Nam Định, Thái Nguyên. 18 đội còn lại nhận giải Khuyến khích. Ngoài ra, Ban tổ chức đã trao 8 giải phụ cho tuyên truyền viên dân số trẻ tuổi nhất, nhiều tuổi nhất, diễn xuất tốt nhất…

Phát biểu tại Liên hoan các khu vực, Lãnh đạo Tổng Cục DS-KHHGĐ đã hoan nghênh và cảm ơn lãnh đạo, cán bộ, cộng tác viên ngành DS-KHHGĐ các tỉnh, thành đã cùng tề tựu tham dự liên hoan, đồng thời nhấn mạnh những thành quả to lớn mà ngành đạt được suốt thời gian qua luôn được tạo ra bởi những cộng tác viên dân số đã không quản gian khổ đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng. Lãnh đạo Tổng cục cũng gửi lời cảm ơn đến cấp ủy, chính quyền các tỉnh đã hỗ trợ tổ chức Liên hoan Tuyên truyền viên Dân số cơ sở tại các khu vực.

Ba cuộc Liên hoan tại 3 khu vực đã lựa chọn ra những tiết mục xuất sắc nhất đưa về Hội thi Liên hoan tuyên truyền viên dân số cơ sở toàn quốc được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 10-11/12 nhân dịp Tháng hành động quốc gia về Dân số và Ngày dân số Việt Nam 26/12.

Cũng tại các khu vực, ba vấn đề lớn của hoạt động DS-KHHGĐ gồm: quy mô dân số, cơ cấu dân số và chất lượng dân số đã được các đại biểu chia sẻ tại hội thảo “Nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động truyền thông trực tiếp về DS-KHHGĐ tại cơ sở”. Các đại biểu nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác truyền thông, đặc biệt là truyền thông trực tiếp tại cơ sở, trong bối cảnh hiện nay và thời gian tới với những nhiệm vụ khó khăn hơn.