Hôm qua, tại Hội nghị Bộ trưởng lần thứ 17 Phong trào không liên kết, Trưởng đoàn đại biểu Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hà Kim Ngọc đã thông báo cụ thể về việc Trung Quốc xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam với việc hạ đặt giàn khoan sâu hơn 80 hải lý trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, cùng sự hiện diện của hơn 130 tàu, có cả tàu quân sự và máy bay.
Tàu Trung Quốc liên tục gây hấn với tàu Việt Nam. |
Hôm qua (28/5), Hạ nghị sỹ J. Randy Forbes - Chủ tịch Tiểu ban về các lực lượng và sức mạnh trên biển thuộc Ủy ban Quân lực Hạ viện Mỹ, đồng thời là Chủ tịch nhóm các nghị sỹ Mỹ về Trung Quốc, ra thông cáo lên án các hành động của Trung Quốc gây leo thang tình hình ở Biển Đông. Washington Post dẫn thông cáo: Việc Trung Quốc tiếp tục leo thang căng thẳng với Việt Nam ở Biển Đông, trong đó gồm cả các hành động dẫn tới làm chìm một tàu đánh cá của Việt Nam trong những ngày gần đây, càng làm tăng quan điểm cho rằng Bắc Kinh sẵn sàng sử dụng biện pháp cưỡng chế quân sự để đạt các mục tiêu chính trị.. |
Đây là sự vi phạm đặc biệt nghiêm trọng luật pháp quốc tế, Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 cũng như Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) mà Trung Quốc là một bên tham gia ký kết. Hành động này của Trung Quốc đe dọa trực tiếp đến hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông, nơi diễn ra hai phần ba hoạt động vận tải thương mại hàng hải toàn cầu.
Chia sẻ quan tâm của ASEAN và Việt Nam đối với tình hình Biển Đông, nhiều thành viên ở các châu lục khác nhau như Ấn Độ, Timor Leste, Nepal, Nigeria, Zambia, Jamaica, Nicaragua… nhấn mạnh việc tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của Phong trào và quan hệ quốc tế nói chung, trong đó có nguyên tắc tôn trọng luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên hợp quốc, cùng tồn tại hòa bình, tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, giải quyết hòa bình các tranh chấp, không đe dọa và sử dụng vũ lực. Các thành viên đã nhất trí thông qua Văn kiện của Hội nghị với nhiều điểm bổ sung, cập nhật liên quan tình hình Biển Đông do ASEAN đề xuất.
Trước đó, ngày 26-27/5, tại phiên họp của các quan chức cấp cao (SOM) của LHQ để thảo luận các nội dung trong đó có Văn kiện của Hội nghị. Tình hình căng thẳng đang diễn ra tại Biển Đông liên quan việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam đã trở thành một trong các chủ đề nổi bật, thu hút sự quan tâm của phiên họp. Myanmar, nước giữ cương vị Chủ tịch ASEAN năm 2014, đã thay mặt ASEAN thông báo cho toàn thể phiên họp về những diễn biến nghiêm trọng vừa qua tại Biển Đông và kết quả của Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 24 vừa qua, đồng thời đề nghị bổ sung vào Văn kiện của Hội nghị những nội dung cập nhật liên quan. Trưởng SOM các nước Singapore, Philippines và Malaysia phản đối các hành vi gây căng thẳng tại Biển Đông, kêu gọi giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán hòa bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế.
Quang Minh (Theo Washington Post)
.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét