Thứ Sáu, 23 tháng 5, 2014

Quốc hội kêu gọi "thắt lưng buộc bụng" để đóng tàu

Quốc hội kêu gọi "thắt lưng buộc bụng" để đóng tàu

Sáng nay 23/5, nhiều đại biểu Quốc hội lên tiếng kêu gọi “thắt lưng buộc bụng” ngân sách để dồn sức đóng tàu cá giúp ngư dân bám biển.













Đại biểu Trần Hoàng Ngân (TP HCM): Cần có nguồn hỗ trợ đội tàu cho ngư dân
Đại biểu Trần Hoàng Ngân (TP HCM): Cần có nguồn hỗ trợ đội tàu cho ngư dân


Sáng nay, 23/5, Quốc hội thảo luận tại tổ về báo cáo kinh tế - xã hội và quyết toán ngân sách.


Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Trần Hoàng Ngân (TP HCM) nhìn nhận kinh tế đất nước cần đặt trong trạng thái động. “Phải ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô gắn với quốc phòng mà cụ thể QH cần có nghị quyết về nông nghiệp, liên quan đến nông dân, ngư dân để cải thiện đời sống của người dân” - ông Ngân đề nghị.


Đi vào vấn đề cụ thể, ông Ngân đề xuất đối với ngư dân, cần có nguồn hỗ trợ đội tàu cho ngư dân. Theo ông, trong 3 năm 2011-2013, Bộ Giao thông Vận tải tiết kiệm được 34.0000 tỉ đồng, nguồn này có thể đầu tư cho đội tàu. Bên cạnh đó, ngành dầu khí cũng cần sử dụng lợi tức, tiền cổ phần hóa tài trợ cho ngư dân bám biển, cần có mô hình đầu tư tàu thuyền cùng ngư dân bám biển.


Phó Trưởng Đoàn ĐBQH TP HCM Trần Du Lịch cho rằng nông nghiệp cần có chính sách mạnh, cụ thể là ngư nghiệp, đề nghị tập trung đóng tàu rồi cho ngư dân thuê. “Vinashin đang không có việc làm, đề nghị đóng tàu sắt, cho ngư dân thuê. Đội tàu gỗ của ngư dân bám biển cần có tàu sắt thu mua sản phẩm và chở về đất liền tiêu thụ. Cần có bàn tay ngân sách nhà nước” - ông Lịch hiến kế.


Để có thêm nguồn đầu tư cho đội tàu ngư dân, ĐB Trần Du Lịch gay gắt nói: “Đi gặp QH nhiều nước họ nói muốn đoàn ăn cơm nhưng không thể vì không có kế hoạch nên không có nguồn. Trong khi mình mời cơm thoải mái. Rồi cán bộ công chức đi nước ngoài nhiều quá, đại sứ cũng như các nước sợ luôn. Tôi đề nghị cắt hết, tình hình khó khăn thế này, QH phải quyết liệt”.


Mở đầu phần phát biểu, ĐB Đỗ Văn Đương (đoàn TP HCM) bộc bạch: “Tôi thấy có câu nói rất hay “là người quân tử phải lường hết những điều có thể xảy ra và người anh hùng phải sẵn sàng trong mọi tình huống”. Ông Đương kêu gọi: “Vấn đề Biển Đông diễn biến còn phức tạp và tình huống xấu nhất buộc chúng ta phải tự vệ. Thì vấn đề đặt ra ngân sách quốc phòng, để chủ động và tự vệ một cách chính xác để giành thắng lợi. Đã đến lúc chúng ta phải thực hiện thắt lưng buộc bụng”.


Ông Đương kiến nghị cần xem lại việc thắt chặt phân bổ ngân sách, tạm dừng lại các công trình không cấp thiết như nạo vét sông Hậu tiêu tốn tới 5.000 tỉ đồng. Ông Đương đồng tình với ông Trần Du Lịch cần dành cơ chế, nguồn vốn để ngư dân có tàu, được thuê tàu lớn, hiện đại để nâng chất lượng sản phẩm.


Phát biểu nghẹn ngào lẫn trong nước mắt, Chủ tịch HĐND TP HCM, bà Nguyễn Thị Quyết Tâm nói thẳng: “Phải siết chặt ngân sách. Tôi đồng tình ông Lịch và hợp lòng dân là chúng ta đóng tàu cho ngư dân bám biển, hỗ trợ xăng dầu, lương thực.. Trong giai đoạn này là như vậy. Vì ngư dân chính là người bảo vệ chủ quyền hữu hiệu nhất”.


Về chi tiêu ngân sách, bà Tâm đồng tình Uỷ ban Tài chính - Ngân sách thông qua báo cáo quyết toán nhưng đề nghị Chính phủ cần làm rõ nhiều vấn đề vẫn tái diễn nhiều lần như chi thường xuyên, chi sai chế độ. Cần làm rõ nguyên nhân làm sao chi sai chế độ. Có hai hướng, một là chế độ quá lỗi thời nên phải “lách” nên cần sửa luật, hai là chi sai chế độ thì có xử lý không. “Biết chi sai vẫn cứ quyết toán vì cho rằng luật không đúng. Cứ duy trì mãi thói quen là “cứ phê bình rồi rút kinh nghiệm” - bà Tâm nói.


Dốc ruột gan về tình hình đất nước, bà Tâm bộc bạch: “Tôi đề nghị thế này, mọi người đừng nghĩ là “giản đơn”, đó là cần tuyên truyền cho cán bộ, công chức về tiền ngân sách ở đâu mà có để chi tiêu có ý thức. Chứ lâu nay ở đâu cũng hay dùng câu vô cảm phổ biến “tiền Nhà nước là phải tiêu cho hết, không xài lãng phí””.


Bà Ngân bức xúc về việc không chỉ đi nước ngoài, hội thảo nhiều không kể, làm gấp, mua để đó cũng được, hội thảo in tài liệu vô tội vạ. “Tiền ngân sách là từng đồng chắt chiu của người dân nộp vào phải làm cho cán bộ công chức hiểu cho rõ. Kể cả có dự toán mà thấy không hợp lý thì cũng đừng chi chứ không phải là chi cho hết” - bà Tâm bộc bạch.


Tán đồng, ĐB Đặng Thành Tâm (TP HCM) nói: “QH cần ra lời hiệu triệu yêu nước bằng “thực hành tiết kiệm” trong tình hình hiện nay”.


Theo NLĐ



.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

Liên hoan tuyên truyền viên dân số cơ sở năm 2012

Liên hoan Tuyên truyền viên Dân số cơ sở năm 2012 đã được tổ chức tại ba khu vực: ngày 10/10/2012 tại phía Nam (tỉnh Bạc Liêu), ngày 24/10/2012 tại miền Trung (tỉnh Phú Yên) và ngày 7/11/2012 tại phía Bắc (tỉnh Yên Bái). Mục tiêu của Liên hoan là tuyên truyền sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân về các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác DS-KHHGĐ giai đoạn 2011-2020 nhân các sự kiện kỷ niệm Ngày Dân số Thế giới, Ngày Dân số Việt Nam và Tháng hành động quốc gia về Dân số năm 2012. Tiếp đó là nâng cao kiến thức, kỹ năng tuyên truyền vận động và truyền thông thay đổi hành vi về DS-KHHGĐ cho đội ngũ cán bộ chuyên trách dân số và cộng tác viên dân số/y tế cơ sở, đồng thời tạo phong trào thi đua trong đội ngũ làm công tác DS-KHHGĐ góp phần thực hiện các mục tiêu DS-KHHGĐ năm 2012.

Đây là một sự kiện truyền thông đặc biệt, là ngày hội lớn, là nơi hội tụ, là dịp để đội ngũ cán bộ chuyên trách, cộng tác viên, tuyên truyền viên dân số các tỉnh, thành phố gặp gỡ, giao lưu, trao đổi mô hình hiệu quả, kinh nghiệm trong thực tiễn công tác DS- KHHGĐ.

Tất cả các đội tham gia Liên hoan đều phải trải qua 2 phần thi “Chào hỏi” giới thiệu về đội và những đặc trưng của địa phương và Tiểu phẩm tuyên truyền về những vấn đề mới, những khó khăn thách thức của công tác DS-KHHGĐ. Theo đánh giá của ban giám khảo, các tiết mục tham gia Liên hoan được đầu tư và sáng tạo nên phong phú về nội dung và hình thức thể hiện, đã phản ánh được những nét nổi bật, đặc trưng về văn hóa của vùng miền trong công tác DS-KHHGĐ; những thành tựu đã đạt được cũng như những khó khăn vất vả của đội ngũ cán bộ chuyên trách dân số xã và cộng tác viên dân số thôn bản trong khu vực.

Qua 2 phần thi, 63 đội tuyên truyền viên dân số của các tỉnh, thành phố đã mang đến Liên hoan những màn chào hỏi ấn tượng, giới thiệu được đầy đủ về các thành viên trong đội, cùng kết quả thực hiện công tác DS-KHHGĐ và về công tác truyền thông DS-KHHGĐ của địa phương mình. Nhiều địa phương đã thể hiện thành công đề tài nâng cao chất lượng dân số bằng phương pháp sàng lọc trước sinh, sơ sinh, chống tảo hôn, không sinh nhiều con.

Không chỉ làm tốt màn chào hỏi, các tuyên truyền viên dân số còn rất xuất sắc khi hoá thân thành diễn viên trong các vai diễn ở phần thi tiểu phẩm. Với tài năng diễn xuất, các tuyên truyền viên đã mang đến nhiều sự bất ngờ cho ban giám khảo và khán giả bởi vận dụng một cách sáng tạo, linh hoạt và sự thể hiện hài hước, dí dỏm qua những câu chuyện dân số có thực. Những tiểu phẩm mang đậm tính giáo dục được các đội thể hiện xuất sắc trong phần thi tiểu phẩm. Qua 02 phần thi, Ban tổ chức đã chọn ra các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc để trao giải.

Kết quả, tại khu vực miền Nam, giải Nhất được trao cho đội Bình Dương; giải Nhì được trao cho đội Bạc Liêu và Thành phố Hồ Chí Minh; giải Ba được trao cho đội Tiền Giang, Đồng Nai và Cần Thơ. Các đội còn lại đồng giải Khuyến khích. Ngoài ra, Ban tổ chức còn trao 05 giải cá nhân cho các thí sinh là tuyên truyền viên hay nhất tại Liên hoan. Kết thúc Liên hoan tại khu vực miền Trung, Giải Nhất thuộc về đội Lâm Đồng. Đội Nghệ An, Bình Định đoạt giải Nhì. Hai giải Ba thuộc về đội Quảng Nam và Phú Yên. Các đội còn lại nhận giải Khuyến khích. Ban tổ chức cũng đã trao tặng 6 giải cá nhân tiêu biểu cho 6 đơn vị. Liên hoan tuyên truyền viên dân số cơ sở khu vực phía Bắckết thúc với giải Nhất thuộc về đội Phú Thọ, giải Nhì thuộc về đội Hà Nội, Thanh Hóa, Quảng Ninh; Giải Ba thuộc về Lào Cai, Yên Bái, Nam Định, Thái Nguyên. 18 đội còn lại nhận giải Khuyến khích. Ngoài ra, Ban tổ chức đã trao 8 giải phụ cho tuyên truyền viên dân số trẻ tuổi nhất, nhiều tuổi nhất, diễn xuất tốt nhất…

Phát biểu tại Liên hoan các khu vực, Lãnh đạo Tổng Cục DS-KHHGĐ đã hoan nghênh và cảm ơn lãnh đạo, cán bộ, cộng tác viên ngành DS-KHHGĐ các tỉnh, thành đã cùng tề tựu tham dự liên hoan, đồng thời nhấn mạnh những thành quả to lớn mà ngành đạt được suốt thời gian qua luôn được tạo ra bởi những cộng tác viên dân số đã không quản gian khổ đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng. Lãnh đạo Tổng cục cũng gửi lời cảm ơn đến cấp ủy, chính quyền các tỉnh đã hỗ trợ tổ chức Liên hoan Tuyên truyền viên Dân số cơ sở tại các khu vực.

Ba cuộc Liên hoan tại 3 khu vực đã lựa chọn ra những tiết mục xuất sắc nhất đưa về Hội thi Liên hoan tuyên truyền viên dân số cơ sở toàn quốc được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 10-11/12 nhân dịp Tháng hành động quốc gia về Dân số và Ngày dân số Việt Nam 26/12.

Cũng tại các khu vực, ba vấn đề lớn của hoạt động DS-KHHGĐ gồm: quy mô dân số, cơ cấu dân số và chất lượng dân số đã được các đại biểu chia sẻ tại hội thảo “Nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động truyền thông trực tiếp về DS-KHHGĐ tại cơ sở”. Các đại biểu nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác truyền thông, đặc biệt là truyền thông trực tiếp tại cơ sở, trong bối cảnh hiện nay và thời gian tới với những nhiệm vụ khó khăn hơn.