Chủ Nhật, 18 tháng 5, 2014

Hàng trăm hành khách "phơi nắng" chờ tàu ở ga Vinh

Hàng trăm hành khách "phơi nắng" chờ tàu ở ga Vinh

Hàng trăm hành khách đến ga Vinh ngày 18/5 đều phải chịu chung cảnh chờ đợi hàng tiếng đồng hồ dưới trời nắng gắt vì… tàu về ga chậm giờ. Đáng nói, dù tàu về ga chậm từ 2 - 4 giờ đồng hồ nhưng nhà ga lại tắc trách không thông báo với hành khách.





Ngày 18/5, theo lịch trình chạy tàu, hai đoàn tàu SE 8 và SE 6 chạy hướng Sài Gòn – Hà Nội sẽ dừng ở ga Vinh đón trả khách. Đoàn tàu SE 8 sẽ đến ga Vinh lúc 9h08, tàu SE 6 đến ga Vinh lúc 13h05. Tuy nhiên, không hiểu vì lý do tại sao cả 2 đoàn tàu này đều chậm nhiều giờ so với lịch trình. Cụ thể tàu SE 8 chậm 4 tiếng 22 phút (về ga Vinh lúc 13h30), tàu SE 6 chậm 2 tiếng 15 phút (về ga Vinh lúc 15h20). Mặc dù tàu về chậm nhiều giờ nhưng phía nhà ga lại chậm thông báo đến hành khách khiến hàng trăm hành khách phải chờ đợi tại nhà ga.









Hàng khách mệt mỏi chờ đợi tàu chậm giờ
Hàng khách mệt mỏi chờ đợi tàu chậm giờ ở Ga Vinh

Lúc 12h50 ngày 18/5, phóng viên có mặt tại ga Vinh, hàng trăm người vạ vật chờ đợi trong phòng chờ. Vào thời điểm thời tiết tại thành phố Vinh nắng gắt, nhiệt độ ngoài trời ước chừng lên đến 40độ C. Một số hành khách chờ tàu SE8 cho biết, đã chờ ở đây từ 8h30 sáng, nhưng chắc phải nửa tiếng nữa tàu mới về ga. Phía bên ngoài phòng chờ, lượng người đổ về ga để đón tàu SE6 đi Hà Nội không ngừng tăng. Hầu hết hành khách đều tỏ ra bực mình khi hay tin chuyến tàu họ đi có thể bị chậm tới vài tiếng.


Tuy nhiên, lúc này trên bảng thông báo giờ tàu đặt trước cửa phòng chờ chỉ ghi duy nhất 1 dòng chữ “SE8 chậm 13h30”, khiến nhiều hành khách chờ tàu SE6 vẫn hy vọng đoàn tàu của họ sẽ không bị chậm.


Đến 13h, thời điểm tàu SE6 về ga theo lộ trình, không khí càng trở nên căng thẳng hơn khi nhân viên nhà ga ghi thêm lên bảng thông báo tàu dòng chữ “SE6 chậm 15h”. Nhiều người tỏ ra bức xúc vì tàu chậm giờ mà nhà ga không thông báo sớm. Hành khách Nguyễn Văn Cường, ở Nghi Lộc, Nghệ An cho biết: “đội nắng vượt cả 20 cây số đưa con vào ga đón tàu, vạ vật mãi mới đến giờ tàu chạy, giờ lại phải chờ”.


Tàu chậm, trời nắng rát, số lượng hành khách đến đi tàu đông, lượng ghế trong phòng chờ không đủ, nhiều hành khách đành phải ra gốc cây, hành lang, bậc cửa… để chờ tàu. Trong khi đó một số hành khách do không đủ kiên nhẫn để chờ tàu chậm đành chấp nhận đổi vé giường nằm thành ngồi cứng để được đi chuyến sớm hơn. Số khác đội nắng ra về chờ đến giờ quay lại.











Đến giờ tàu về ga theo lịch trình, nhân viên nhà ga mới viết thêm
Đến giờ tàu về ga theo lịch trình, nhân viên nhà ga mới ghi thông báo giờ tàu chậm.

Đến 15h, hành khách trở về ga, trên bảng thông báo tiếp tục ghi “SE6 chậm 15h20”. Lúc này, mọi người đều tỏ ra chán nản đến tuột độ. Đến 15h30, đoàn tàu SE6 mới chính thức về đến ga Vinh.


Trả lời về việc chậm thông báo trên ông Nguyễn Đức Dũng – Phó Trưởng ga Vinh thừa nhận: “Việc tàu chậm giờ, nhà ga chậm thông báo cho hành khách là do lỗi của nhân viên trong ca trực. Thay mặt nhà ga chúng tôi xin gửi lời xin lỗi đến hành khách và sẽ xử lý nhân viên theo đúng quy định của ngành”.


Một sơ xuất nhỏ nhưng khiến cho hàng trăm con người bị ảnh hưởng. Việc tàu chậm giờ đã trở thành "bài ca muôn thuở” với các chuyến tàu của ngành đường sắt Việt Nam. Trong khi đó, hiện nay việc thông báo giờ tàu chậm mới chỉ dừng lại ở phạm vi ga, hành khách đi tàu buộc phải đến ga mới biết giờ tàu chậm. Cách làm này vừa lạc hậu, vừa gây phiền hà cho hành khách.


Thiết nghĩ, thay vì chỉ thông báo tại ga, đường sắt Việt Nam có thể thông tin lên website của ngành để hành khách nắm được.


Văn Thanh



.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

Liên hoan tuyên truyền viên dân số cơ sở năm 2012

Liên hoan Tuyên truyền viên Dân số cơ sở năm 2012 đã được tổ chức tại ba khu vực: ngày 10/10/2012 tại phía Nam (tỉnh Bạc Liêu), ngày 24/10/2012 tại miền Trung (tỉnh Phú Yên) và ngày 7/11/2012 tại phía Bắc (tỉnh Yên Bái). Mục tiêu của Liên hoan là tuyên truyền sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân về các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác DS-KHHGĐ giai đoạn 2011-2020 nhân các sự kiện kỷ niệm Ngày Dân số Thế giới, Ngày Dân số Việt Nam và Tháng hành động quốc gia về Dân số năm 2012. Tiếp đó là nâng cao kiến thức, kỹ năng tuyên truyền vận động và truyền thông thay đổi hành vi về DS-KHHGĐ cho đội ngũ cán bộ chuyên trách dân số và cộng tác viên dân số/y tế cơ sở, đồng thời tạo phong trào thi đua trong đội ngũ làm công tác DS-KHHGĐ góp phần thực hiện các mục tiêu DS-KHHGĐ năm 2012.

Đây là một sự kiện truyền thông đặc biệt, là ngày hội lớn, là nơi hội tụ, là dịp để đội ngũ cán bộ chuyên trách, cộng tác viên, tuyên truyền viên dân số các tỉnh, thành phố gặp gỡ, giao lưu, trao đổi mô hình hiệu quả, kinh nghiệm trong thực tiễn công tác DS- KHHGĐ.

Tất cả các đội tham gia Liên hoan đều phải trải qua 2 phần thi “Chào hỏi” giới thiệu về đội và những đặc trưng của địa phương và Tiểu phẩm tuyên truyền về những vấn đề mới, những khó khăn thách thức của công tác DS-KHHGĐ. Theo đánh giá của ban giám khảo, các tiết mục tham gia Liên hoan được đầu tư và sáng tạo nên phong phú về nội dung và hình thức thể hiện, đã phản ánh được những nét nổi bật, đặc trưng về văn hóa của vùng miền trong công tác DS-KHHGĐ; những thành tựu đã đạt được cũng như những khó khăn vất vả của đội ngũ cán bộ chuyên trách dân số xã và cộng tác viên dân số thôn bản trong khu vực.

Qua 2 phần thi, 63 đội tuyên truyền viên dân số của các tỉnh, thành phố đã mang đến Liên hoan những màn chào hỏi ấn tượng, giới thiệu được đầy đủ về các thành viên trong đội, cùng kết quả thực hiện công tác DS-KHHGĐ và về công tác truyền thông DS-KHHGĐ của địa phương mình. Nhiều địa phương đã thể hiện thành công đề tài nâng cao chất lượng dân số bằng phương pháp sàng lọc trước sinh, sơ sinh, chống tảo hôn, không sinh nhiều con.

Không chỉ làm tốt màn chào hỏi, các tuyên truyền viên dân số còn rất xuất sắc khi hoá thân thành diễn viên trong các vai diễn ở phần thi tiểu phẩm. Với tài năng diễn xuất, các tuyên truyền viên đã mang đến nhiều sự bất ngờ cho ban giám khảo và khán giả bởi vận dụng một cách sáng tạo, linh hoạt và sự thể hiện hài hước, dí dỏm qua những câu chuyện dân số có thực. Những tiểu phẩm mang đậm tính giáo dục được các đội thể hiện xuất sắc trong phần thi tiểu phẩm. Qua 02 phần thi, Ban tổ chức đã chọn ra các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc để trao giải.

Kết quả, tại khu vực miền Nam, giải Nhất được trao cho đội Bình Dương; giải Nhì được trao cho đội Bạc Liêu và Thành phố Hồ Chí Minh; giải Ba được trao cho đội Tiền Giang, Đồng Nai và Cần Thơ. Các đội còn lại đồng giải Khuyến khích. Ngoài ra, Ban tổ chức còn trao 05 giải cá nhân cho các thí sinh là tuyên truyền viên hay nhất tại Liên hoan. Kết thúc Liên hoan tại khu vực miền Trung, Giải Nhất thuộc về đội Lâm Đồng. Đội Nghệ An, Bình Định đoạt giải Nhì. Hai giải Ba thuộc về đội Quảng Nam và Phú Yên. Các đội còn lại nhận giải Khuyến khích. Ban tổ chức cũng đã trao tặng 6 giải cá nhân tiêu biểu cho 6 đơn vị. Liên hoan tuyên truyền viên dân số cơ sở khu vực phía Bắckết thúc với giải Nhất thuộc về đội Phú Thọ, giải Nhì thuộc về đội Hà Nội, Thanh Hóa, Quảng Ninh; Giải Ba thuộc về Lào Cai, Yên Bái, Nam Định, Thái Nguyên. 18 đội còn lại nhận giải Khuyến khích. Ngoài ra, Ban tổ chức đã trao 8 giải phụ cho tuyên truyền viên dân số trẻ tuổi nhất, nhiều tuổi nhất, diễn xuất tốt nhất…

Phát biểu tại Liên hoan các khu vực, Lãnh đạo Tổng Cục DS-KHHGĐ đã hoan nghênh và cảm ơn lãnh đạo, cán bộ, cộng tác viên ngành DS-KHHGĐ các tỉnh, thành đã cùng tề tựu tham dự liên hoan, đồng thời nhấn mạnh những thành quả to lớn mà ngành đạt được suốt thời gian qua luôn được tạo ra bởi những cộng tác viên dân số đã không quản gian khổ đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng. Lãnh đạo Tổng cục cũng gửi lời cảm ơn đến cấp ủy, chính quyền các tỉnh đã hỗ trợ tổ chức Liên hoan Tuyên truyền viên Dân số cơ sở tại các khu vực.

Ba cuộc Liên hoan tại 3 khu vực đã lựa chọn ra những tiết mục xuất sắc nhất đưa về Hội thi Liên hoan tuyên truyền viên dân số cơ sở toàn quốc được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 10-11/12 nhân dịp Tháng hành động quốc gia về Dân số và Ngày dân số Việt Nam 26/12.

Cũng tại các khu vực, ba vấn đề lớn của hoạt động DS-KHHGĐ gồm: quy mô dân số, cơ cấu dân số và chất lượng dân số đã được các đại biểu chia sẻ tại hội thảo “Nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động truyền thông trực tiếp về DS-KHHGĐ tại cơ sở”. Các đại biểu nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác truyền thông, đặc biệt là truyền thông trực tiếp tại cơ sở, trong bối cảnh hiện nay và thời gian tới với những nhiệm vụ khó khăn hơn.