Thứ Tư, 19 tháng 11, 2014

Thiết kế hài hòa giữa Đường Hoa và Đường Sách Tết Ất Mùi 2015

Thiết kế hài hòa giữa Đường Hoa và Đường Sách Tết Ất Mùi 2015

Đó là yêu cầu UBND TP giao cho Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn thực hiện thiết kế trang trí ánh sáng suốt tuyến đường Hàm Nghi, thiết kế các cổng chào đầu, cuối Đường hoa và cuối Đường sách. Sở Thông tin và Truyền thông thực hiện thiết kế cổng chào đầu Đường sách đảm bảo kết hợp hài hòa với thiết kế Đường hoa.












Đường hoa Ất Mùi chính thức phục vụ du khách tham quan, thưởng ngoạn từ 19h ngày 16 và kéo dài đến 22h ngày 22/2/2015 (tức 28 tháng Chạp đến mùng 4 Tết)
Đường hoa Ất Mùi chính thức phục vụ du khách tham quan, thưởng ngoạn từ 19h ngày 16 và kéo dài đến 22h ngày 22/2/2015 (tức 28 tháng Chạp đến mùng 4 Tết)

Do đường Nguyễn Huệ đang nấng cấp, mở rộng nên năm nay Đường hoa thực hiện trên tuyến đường Hàm Nghi. Địa điểm Đường hoa từ đoạn đầu đường tiếp giáp với Công viên Quách Thị Trang đến ngã tư Hồ Tùng Mậu - Hàm Nghi. Riêng Đường Sách Tết Ất Mùi 2015 thực hiện tại đoạn đường Hàm Nghi, từ đường Hồ Tùng Mậu đến đường Tôn Đức Thắng.


Chủ đề của Đường hoa năm 2015 là “Bản sắc Việt - Hào khí Việt Nam”, cùng chủ đề của Hội Hoa Xuân tại Công viên Tao Đàn và Đường Sách Tết Ất Mùi 2015.


Đây là một phần trong chuỗi kết nối các hoạt động chào mừng kỷ niệm 40 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, chào mừng Đại hội Đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội Đảng bộ TP lần thứ X và Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, TPHCM cùng cả nước hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của kế hoạch 5 năm 2011 - 2015.


Các phân đoạn thiết kế trưng bày hoa kiểng, mô hình tại Đường hoa Tết Ất Mùi 2015 kết hợp với thiết kế trang trí đèn nghệ thuật tại đường Hàm Nghi thể hiện hình ảnh đất nước Việt Nam thanh bình và yêu hòa bình, thân thiện và đầy tình hữu nghị với các nước…


Các nội hàm trừu tượng không thể chuyển tải được qua hoa kiểng và các mô hình sẽ được thể hiện bổ sung qua các nội dung triển lãm ảnh và sách tại Đường sách. Khu này trưng bày các loại sách về dấu ấn lịch sử - Sài Gòn - TPHCM, bản đồ, và các tư liệu chuyên đề về biển đảo thiêng liêng, khu sách cho người khiếm thị và giới thiệu một số nhà sưu tầm sách hay, sách quý…


Trưng bày nghệ thuật sắp đặt rau củ quả và tổ chức khu vực phục vụ chúc Tết, quà lưu niệm tại Đường hoa. Bố trí một số điểm và 12 gian hàng phục vụ giải khát (3mx2m) trên vỉa hè đường Hàm Nghi và trước các khách sạn, nhà hàng trên các tuyến đường Nguyễn Huệ, Huỳnh Thúc Kháng, Hồ Tùng Mậu để phục vụ khách tham quan Lễ hội.


Tổ chức phố đi bộ (trên 2 làn gắn máy đường Hàm Nghi, đoạn từ đầu đường tiếp giáp vòng xoay Công viên Quách Thị Trang đến đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa) với các nhóm biểu diễn nghệ thuật vào đêm bế mạc Đường hoa (ngày 22/2/2015 - Mùng 4 Tết).


Ngoài ra, TP còn lắp đặt 2 màn hình LED tại đường Hàm Nghi để trình chiếu hình ảnh Đường hoa qua 11 năm, quảng bá Lễ hội Tết tại TP và quảng cáo cho các nhà tài trợ Đường hoa. Thời gian thực hiện từ ngày 14/2 đến ngày 22/2/2015.


Đỗ Loan



.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

Liên hoan tuyên truyền viên dân số cơ sở năm 2012

Liên hoan Tuyên truyền viên Dân số cơ sở năm 2012 đã được tổ chức tại ba khu vực: ngày 10/10/2012 tại phía Nam (tỉnh Bạc Liêu), ngày 24/10/2012 tại miền Trung (tỉnh Phú Yên) và ngày 7/11/2012 tại phía Bắc (tỉnh Yên Bái). Mục tiêu của Liên hoan là tuyên truyền sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân về các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác DS-KHHGĐ giai đoạn 2011-2020 nhân các sự kiện kỷ niệm Ngày Dân số Thế giới, Ngày Dân số Việt Nam và Tháng hành động quốc gia về Dân số năm 2012. Tiếp đó là nâng cao kiến thức, kỹ năng tuyên truyền vận động và truyền thông thay đổi hành vi về DS-KHHGĐ cho đội ngũ cán bộ chuyên trách dân số và cộng tác viên dân số/y tế cơ sở, đồng thời tạo phong trào thi đua trong đội ngũ làm công tác DS-KHHGĐ góp phần thực hiện các mục tiêu DS-KHHGĐ năm 2012.

Đây là một sự kiện truyền thông đặc biệt, là ngày hội lớn, là nơi hội tụ, là dịp để đội ngũ cán bộ chuyên trách, cộng tác viên, tuyên truyền viên dân số các tỉnh, thành phố gặp gỡ, giao lưu, trao đổi mô hình hiệu quả, kinh nghiệm trong thực tiễn công tác DS- KHHGĐ.

Tất cả các đội tham gia Liên hoan đều phải trải qua 2 phần thi “Chào hỏi” giới thiệu về đội và những đặc trưng của địa phương và Tiểu phẩm tuyên truyền về những vấn đề mới, những khó khăn thách thức của công tác DS-KHHGĐ. Theo đánh giá của ban giám khảo, các tiết mục tham gia Liên hoan được đầu tư và sáng tạo nên phong phú về nội dung và hình thức thể hiện, đã phản ánh được những nét nổi bật, đặc trưng về văn hóa của vùng miền trong công tác DS-KHHGĐ; những thành tựu đã đạt được cũng như những khó khăn vất vả của đội ngũ cán bộ chuyên trách dân số xã và cộng tác viên dân số thôn bản trong khu vực.

Qua 2 phần thi, 63 đội tuyên truyền viên dân số của các tỉnh, thành phố đã mang đến Liên hoan những màn chào hỏi ấn tượng, giới thiệu được đầy đủ về các thành viên trong đội, cùng kết quả thực hiện công tác DS-KHHGĐ và về công tác truyền thông DS-KHHGĐ của địa phương mình. Nhiều địa phương đã thể hiện thành công đề tài nâng cao chất lượng dân số bằng phương pháp sàng lọc trước sinh, sơ sinh, chống tảo hôn, không sinh nhiều con.

Không chỉ làm tốt màn chào hỏi, các tuyên truyền viên dân số còn rất xuất sắc khi hoá thân thành diễn viên trong các vai diễn ở phần thi tiểu phẩm. Với tài năng diễn xuất, các tuyên truyền viên đã mang đến nhiều sự bất ngờ cho ban giám khảo và khán giả bởi vận dụng một cách sáng tạo, linh hoạt và sự thể hiện hài hước, dí dỏm qua những câu chuyện dân số có thực. Những tiểu phẩm mang đậm tính giáo dục được các đội thể hiện xuất sắc trong phần thi tiểu phẩm. Qua 02 phần thi, Ban tổ chức đã chọn ra các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc để trao giải.

Kết quả, tại khu vực miền Nam, giải Nhất được trao cho đội Bình Dương; giải Nhì được trao cho đội Bạc Liêu và Thành phố Hồ Chí Minh; giải Ba được trao cho đội Tiền Giang, Đồng Nai và Cần Thơ. Các đội còn lại đồng giải Khuyến khích. Ngoài ra, Ban tổ chức còn trao 05 giải cá nhân cho các thí sinh là tuyên truyền viên hay nhất tại Liên hoan. Kết thúc Liên hoan tại khu vực miền Trung, Giải Nhất thuộc về đội Lâm Đồng. Đội Nghệ An, Bình Định đoạt giải Nhì. Hai giải Ba thuộc về đội Quảng Nam và Phú Yên. Các đội còn lại nhận giải Khuyến khích. Ban tổ chức cũng đã trao tặng 6 giải cá nhân tiêu biểu cho 6 đơn vị. Liên hoan tuyên truyền viên dân số cơ sở khu vực phía Bắckết thúc với giải Nhất thuộc về đội Phú Thọ, giải Nhì thuộc về đội Hà Nội, Thanh Hóa, Quảng Ninh; Giải Ba thuộc về Lào Cai, Yên Bái, Nam Định, Thái Nguyên. 18 đội còn lại nhận giải Khuyến khích. Ngoài ra, Ban tổ chức đã trao 8 giải phụ cho tuyên truyền viên dân số trẻ tuổi nhất, nhiều tuổi nhất, diễn xuất tốt nhất…

Phát biểu tại Liên hoan các khu vực, Lãnh đạo Tổng Cục DS-KHHGĐ đã hoan nghênh và cảm ơn lãnh đạo, cán bộ, cộng tác viên ngành DS-KHHGĐ các tỉnh, thành đã cùng tề tựu tham dự liên hoan, đồng thời nhấn mạnh những thành quả to lớn mà ngành đạt được suốt thời gian qua luôn được tạo ra bởi những cộng tác viên dân số đã không quản gian khổ đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng. Lãnh đạo Tổng cục cũng gửi lời cảm ơn đến cấp ủy, chính quyền các tỉnh đã hỗ trợ tổ chức Liên hoan Tuyên truyền viên Dân số cơ sở tại các khu vực.

Ba cuộc Liên hoan tại 3 khu vực đã lựa chọn ra những tiết mục xuất sắc nhất đưa về Hội thi Liên hoan tuyên truyền viên dân số cơ sở toàn quốc được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 10-11/12 nhân dịp Tháng hành động quốc gia về Dân số và Ngày dân số Việt Nam 26/12.

Cũng tại các khu vực, ba vấn đề lớn của hoạt động DS-KHHGĐ gồm: quy mô dân số, cơ cấu dân số và chất lượng dân số đã được các đại biểu chia sẻ tại hội thảo “Nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động truyền thông trực tiếp về DS-KHHGĐ tại cơ sở”. Các đại biểu nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác truyền thông, đặc biệt là truyền thông trực tiếp tại cơ sở, trong bối cảnh hiện nay và thời gian tới với những nhiệm vụ khó khăn hơn.