Với các kỳ festival Huế trước, lễ tế Giao tại Đàn Nam Giao là một trong những chương trình đặc sắt, cuốn hút hàng ngàn người dân và du khách đến tìm hiểu về một tập quán tế lễ của nhà Nguyễn. Tuy nhiên, festival 2014, lễ tế Đàn Nam Giao không mấy du khách biết và người dân Huế không được tham gia.
Lễ tế chưa đầy 1 giờ, chỉ là là cái lệ, chứ không tái hiện đúng nguyên bản |
Vào website chính thức của festival (huefestival.com), chúng tôi không thấy Lễ tế Đàn Nam Giao trong danh mục chương trình festiva, ngay cả tờ giấy các chương trình lễ hội festival Huế 2014 được phát cho báo chí cũng không có. Hỏi đồng nghiệp một hồi mới biết Lế tế Đàn Nam Giao được tổ chức vào 3h, ngày 17/4.
Đúng 2h45, ngày 17/4, chúng tôi có mặt tại Đàn Nam Giao thấy thưa thớt có một số người phục vụ nghi lễ đi lại. Hỏi một người trong ban tổ chức thì được biết: "Năm ni Lễ tế Nam Giao mới là "nghi lễ tế thực", còn mấy năm trước là diễn thôi". Lân la hỏi thăm chúng tôi gặp ông Nguyễn Cửu Nhật, 73 tuổi một người gốc Huế làm họa sĩ tại Đà Lạt, ông cho biết: Nếu nói năm nay là "nghi lễ tế thực" cũng không đúng, mà nói "lễ tế diễn" cũng không xong. Lễ thực phải làm theo đúng phong tục ngày xưa của các đời vua nhà Nguyễn. Có nghĩa là lễ tế Giao, cầu cho quốc thái, dân an, nhà vua lập đàn tế 3 ngày 3 đêm. Còn đây lễ tế chưa đầy một tiếng thì chỉ có thể gọi là lễ tế cho lấy lệ mà thôi. Nếu lễ tế phục vụ lễ hội festival thì tổ chức buổi lễ có "diễn" một chút, cho du khách và người dân được tham dự cũng được thôi. Để thông qua cái "diễn" đó con cháu hậu sinh hiểu về một nét phong tục của tổ tiên ta, đây cũng là một hình thức truyền bá văn hóa Việt.
Chính vì "lễ tế thật" nên khi các lãnh đạo tỉnh TT.Huế đang làm lễ, người dân không được phép tiến lên trên khuôn viên Đài Nam Giao. Kể cả những phóng viên báo đài, và du khách cũng phải ra ngoài thuê áo dài, khăn đóng mới được theo đoàn lên đài Nam Giao. Khi lễ tế đang diễn ra, không ai được vào cổng chính, kể cả phóng viên báo chí có thẻ festival, tất cả phải vòng qua cổng bên trái Đàn Nam Giao. Những cụ già người Huế khi tiến đến cổng bên trái lại được lực lượng an ninh chặn lại, nói để lãnh đạo tỉnh tế xong mới được lên trên đài tế lễ. Cụ bà Nguyễn Thị Ái, 80 tuổi buồn bực nói: "Ngày còn trẻ, tui nghe ông mệ kể nhiều về việc Tế Giao của vua Nguyễn, chừ muốn đến xem lại lễ tế ni, mà không được vô, tội tui thiệt".
Còn nhớ, lễ hội festival 2012, nhà sử học Dương Trung Quốc đã nói với phóng viên Báo Giao thông : Lễ tế Đàn Nam Giao 2010 và 2012, thực sự là một chương trình có ý nghĩa "đưa cổ tích về thời hiện đại". Chính vì thế hình thức tổ chức của lễ lế Đàn Nam Giao rất phong phú, cách tổ chức cũng rất "nhà nghề" và tính xã hội hóa rất cao. Ban tổ chức đã làm chọn đông đảo người dân tham gia, để họ thấy được lợi ích về tinh thần, vật chất, cộng với lòng tự hào đối với mảnh đất của mình. Người dân được chủ động tham gia lễ tế, đã đưa Festival Huế trở thành một lễ hội đúng nghĩa của Huế.
Ông Nguyễn Thanh Kha, trú tại Ngự Bình, Huế, cho biết: Mấy kỳ festival trước, Lễ tế đàn Nam Giao là một trong những lễ hội quan trọng nhất gồm hai phần: Lễ rước Hoàng đế từ Trai Cung lên đàn tế và Lễ tế giao tại đàn tế. Lễ tế Giao với 1.000 người tham gia (có 160 bô lão đến từ 8 làng xã có truyền thống văn hóa tiêu biểu tại Thừa Thiên Huế) với đầy đủ đạo cụ, phục trang, nghi trượng, cờ phướn cùng 1.000 chiếc đèn lồng thắp sáng quanh đàn tế, 1.000 bông sen trắng được dâng trên các án thờ... Nghi lễ tế đàn Nam Giao được tổ chức trang nghiêm, hoành tráng, hấp dẫn và mang đậm nét nhân văn độc đáo của vùng đất cố đô. Điều đặc biệt là người dân không chỉ xem, và trực tiếp tham dự vào các chương trình truyền thống. Còn năm nay dân Huế không có danh dự đó.
Đắc Bình - Văn Tư
.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét