Thứ Hai, 28 tháng 4, 2014

Trận Điện Biên Phủ - Nhìn từ phía bên kia (Kỳ 1):

Trận Điện Biên Phủ - Nhìn từ phía bên kia (Kỳ 1):

LTS: Điện Biên Phủ là một “mốc chói lọi bằng vàng” (lời Bác Hồ) trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, là một trong những thắng lợi có ý nghĩa quyết định của cuộc chiến tranh giải phóng và giữ nước 30 năm của nhân dân Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh.


Nhân dịp kỷ niệm 60 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, Báo Giao thông xin giới thiệu cùng bạn đọc một số ý kiến, đánh giá về sự kiện này của các nhà nghiên cứu Mỹ, Anh và các tướng lĩnh, sỹ quan quân đội Pháp từng tham gia chiến tranh Đông Dương, trực tiếp tham chiến tại Điện Biên Phủ.


Tại sao lại là Điện Biên Phủ?


Ngày 20/11/1953 quân Pháp mở cuộc hành binh mang bí danh Castor (“Hải ly”) nhảy dù xuống Điện Biên Phủ, đánh dấu trang đầu tiên trong một chương bi thảm trong lịch sử nước Pháp. Nhiều năm sau và cho đến hôm nay, nhiều nhà nghiên cứu vẫn không ngừng tìm câu trả lời cho câu hỏi: “Tại sao Navarre lại quyết định đánh chiếm Điện Biên Phủ và chấp nhận trận đánh ở Tây Bắc?”, vì quyết định này đã đi ngược lại với chủ trương chiến lược nằm trong kế hoạch mang tên ông ta là duy trì thế phòng ngự ở miền Bắc trong mùa khô 1953-1954?











Tướng Christian de Castries cùng toàn bộ Bộ chỉ huy quân Pháp tại Điện Biên Phủ ra hàng.
Tướng Christian de Castries cùng toàn bộ Bộ chỉ huy quân Pháp tại Điện Biên Phủ ra hàng

Một điều dễ nhận thấy là nhiệm vụ đảm bảo an ninh cho nước Lào luôn ám ảnh các vị tổng chỉ huy quân Pháp tại Đông Dương, kể cả Navarre. Người tiền nhiệm của Navarre là Raoul Salan đã đề xuất di chuyển tập đoàn cứ điểm Na Sản lên Điện Biên Phủ, nơi được đánh giá là “cái chìa khóa” của Thượng Lào. Tuy nhiên, quyết định đánh chiếm Điện Biên Phủ liên quan đến những chủ trương lớn trong điều hành chiến cuộc của Navarre. Thực tế, đến thời điểm đó (tháng 11/1953), Navarre đã thực hiện mục tiêu số 1 của mình là mang lại tính chiến đấu và tính cơ động cho đội quân viễn chính. Đồng thời, Navarre cũng nhận thấy là ông ta đã tập trung một số quân cơ động quá đông ở đồng bằng. Đầy tự tin và háo hức, viên tổng chỉ huy mới nhậm chức không thể để một lực lượng lớn như vậy nằm im, chờ đón một cuộc tiến công (của Việt Minh) không biết có diễn ra hay không. Navarre cần có một đòn tiến công trên chiến trường chính, nơi đối phương vẫn để các binh đoàn chủ lực nằm im, chưa bộc lộ ý đồ. Và Điện Biên Phủ đã được Navarre lựa chọn để thực hiện cuộc tiến công đó.


Trước hết, giải pháp này tỏ ra ít nguy hiểm. “Việt Minh không thể duy trì ở thượng du quá 2 đại đoàn và 20.000 dân công, sự bấp bênh về giao thông không cho phép họ mang tới đó pháo trên 75 ly cùng với đạn pháo quá 7 ngày chiến đấu”. Thứ hai, việc đánh chiếm Điện Biên Phủ có khả năng ngăn chặn được một cuộc tiến công của đối phương ở Tây Bắc, xa hơn nữa là Thượng Lào. Thứ ba, Điện Biên Phủ có thể thu hút một số đại đoàn Việt Minh, giảm nhẹ áp lực đối với đồng bằng, làm phân tán khối chủ lực của Việt Minh, trì hoãn một cuộc tổng giao chiến trong mùa khô 1953-1954 trên chiến trường chính Bắc Bộ.


Tuy nhiên, khác với Cogny (tư lệnh quân Pháp tại Bắc Bộ) cùng nhiều tướng lĩnh, sĩ quan khác trong ban tham mưu của mình, và tưởng chừng như mâu thuẫn với chính mình, Navarre lại không mong một cuộc đụng đầu ở Điện Biên Phủ. Ông ta vẫn chỉ xem Điện Biên Phủ như một “cái nhọt tụ độc”, giúp ông ta rảnh tay để triển khai cuộc tiến công chiến lược ở miền Trung (Liên khu 5) để “giải phóng 3 triệu dân do Việt Minh nắm giữ từ năm 1945”, xong xuôi mới quay lại thực hiện trận đánh quyết định trên miền Bắc vào mùa khô tới. Và để tránh một cuộc giao chiến quá sớm, Điện Biên Phủ phải đủ mạnh, phải trở thành một Verdun của Pháp tại Đông Dương.


Như vậy, tình hình trên miền Bắc trong Đông Xuân 1953-1954 đã buộc Navarre phải có một hành động, nếu cuộc hành binh Castor không diễn ra ở Điện Biên Phủ thì cũng phải diễn ra ở nơi khác. Điện Biên Phủ chỉ giữ một vai trò thứ yếu, nhưng lại là một nước cờ chiến lược được Navarre tính toán một cách tỉnh táo. Sau đó, do sự cài thế tài tình của quân ta, đến ngày 3/12/1953 Navarre mới chấp nhận chiến đấu ở nơi mà ông ta ngạo mạn gọi là “Cối xay thịt Việt Minh”, “một thành trì không thể đánh gục”. Trận đánh diễn ra trước 1 năm do vậy sẽ là hồi chuông báo tử cho đế chế Pháp ở Đông Nam Á và chôn vùi thanh danh của ông ta.


Nguyên Phong (Còn tiếp)



.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

Liên hoan tuyên truyền viên dân số cơ sở năm 2012

Liên hoan Tuyên truyền viên Dân số cơ sở năm 2012 đã được tổ chức tại ba khu vực: ngày 10/10/2012 tại phía Nam (tỉnh Bạc Liêu), ngày 24/10/2012 tại miền Trung (tỉnh Phú Yên) và ngày 7/11/2012 tại phía Bắc (tỉnh Yên Bái). Mục tiêu của Liên hoan là tuyên truyền sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân về các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác DS-KHHGĐ giai đoạn 2011-2020 nhân các sự kiện kỷ niệm Ngày Dân số Thế giới, Ngày Dân số Việt Nam và Tháng hành động quốc gia về Dân số năm 2012. Tiếp đó là nâng cao kiến thức, kỹ năng tuyên truyền vận động và truyền thông thay đổi hành vi về DS-KHHGĐ cho đội ngũ cán bộ chuyên trách dân số và cộng tác viên dân số/y tế cơ sở, đồng thời tạo phong trào thi đua trong đội ngũ làm công tác DS-KHHGĐ góp phần thực hiện các mục tiêu DS-KHHGĐ năm 2012.

Đây là một sự kiện truyền thông đặc biệt, là ngày hội lớn, là nơi hội tụ, là dịp để đội ngũ cán bộ chuyên trách, cộng tác viên, tuyên truyền viên dân số các tỉnh, thành phố gặp gỡ, giao lưu, trao đổi mô hình hiệu quả, kinh nghiệm trong thực tiễn công tác DS- KHHGĐ.

Tất cả các đội tham gia Liên hoan đều phải trải qua 2 phần thi “Chào hỏi” giới thiệu về đội và những đặc trưng của địa phương và Tiểu phẩm tuyên truyền về những vấn đề mới, những khó khăn thách thức của công tác DS-KHHGĐ. Theo đánh giá của ban giám khảo, các tiết mục tham gia Liên hoan được đầu tư và sáng tạo nên phong phú về nội dung và hình thức thể hiện, đã phản ánh được những nét nổi bật, đặc trưng về văn hóa của vùng miền trong công tác DS-KHHGĐ; những thành tựu đã đạt được cũng như những khó khăn vất vả của đội ngũ cán bộ chuyên trách dân số xã và cộng tác viên dân số thôn bản trong khu vực.

Qua 2 phần thi, 63 đội tuyên truyền viên dân số của các tỉnh, thành phố đã mang đến Liên hoan những màn chào hỏi ấn tượng, giới thiệu được đầy đủ về các thành viên trong đội, cùng kết quả thực hiện công tác DS-KHHGĐ và về công tác truyền thông DS-KHHGĐ của địa phương mình. Nhiều địa phương đã thể hiện thành công đề tài nâng cao chất lượng dân số bằng phương pháp sàng lọc trước sinh, sơ sinh, chống tảo hôn, không sinh nhiều con.

Không chỉ làm tốt màn chào hỏi, các tuyên truyền viên dân số còn rất xuất sắc khi hoá thân thành diễn viên trong các vai diễn ở phần thi tiểu phẩm. Với tài năng diễn xuất, các tuyên truyền viên đã mang đến nhiều sự bất ngờ cho ban giám khảo và khán giả bởi vận dụng một cách sáng tạo, linh hoạt và sự thể hiện hài hước, dí dỏm qua những câu chuyện dân số có thực. Những tiểu phẩm mang đậm tính giáo dục được các đội thể hiện xuất sắc trong phần thi tiểu phẩm. Qua 02 phần thi, Ban tổ chức đã chọn ra các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc để trao giải.

Kết quả, tại khu vực miền Nam, giải Nhất được trao cho đội Bình Dương; giải Nhì được trao cho đội Bạc Liêu và Thành phố Hồ Chí Minh; giải Ba được trao cho đội Tiền Giang, Đồng Nai và Cần Thơ. Các đội còn lại đồng giải Khuyến khích. Ngoài ra, Ban tổ chức còn trao 05 giải cá nhân cho các thí sinh là tuyên truyền viên hay nhất tại Liên hoan. Kết thúc Liên hoan tại khu vực miền Trung, Giải Nhất thuộc về đội Lâm Đồng. Đội Nghệ An, Bình Định đoạt giải Nhì. Hai giải Ba thuộc về đội Quảng Nam và Phú Yên. Các đội còn lại nhận giải Khuyến khích. Ban tổ chức cũng đã trao tặng 6 giải cá nhân tiêu biểu cho 6 đơn vị. Liên hoan tuyên truyền viên dân số cơ sở khu vực phía Bắckết thúc với giải Nhất thuộc về đội Phú Thọ, giải Nhì thuộc về đội Hà Nội, Thanh Hóa, Quảng Ninh; Giải Ba thuộc về Lào Cai, Yên Bái, Nam Định, Thái Nguyên. 18 đội còn lại nhận giải Khuyến khích. Ngoài ra, Ban tổ chức đã trao 8 giải phụ cho tuyên truyền viên dân số trẻ tuổi nhất, nhiều tuổi nhất, diễn xuất tốt nhất…

Phát biểu tại Liên hoan các khu vực, Lãnh đạo Tổng Cục DS-KHHGĐ đã hoan nghênh và cảm ơn lãnh đạo, cán bộ, cộng tác viên ngành DS-KHHGĐ các tỉnh, thành đã cùng tề tựu tham dự liên hoan, đồng thời nhấn mạnh những thành quả to lớn mà ngành đạt được suốt thời gian qua luôn được tạo ra bởi những cộng tác viên dân số đã không quản gian khổ đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng. Lãnh đạo Tổng cục cũng gửi lời cảm ơn đến cấp ủy, chính quyền các tỉnh đã hỗ trợ tổ chức Liên hoan Tuyên truyền viên Dân số cơ sở tại các khu vực.

Ba cuộc Liên hoan tại 3 khu vực đã lựa chọn ra những tiết mục xuất sắc nhất đưa về Hội thi Liên hoan tuyên truyền viên dân số cơ sở toàn quốc được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 10-11/12 nhân dịp Tháng hành động quốc gia về Dân số và Ngày dân số Việt Nam 26/12.

Cũng tại các khu vực, ba vấn đề lớn của hoạt động DS-KHHGĐ gồm: quy mô dân số, cơ cấu dân số và chất lượng dân số đã được các đại biểu chia sẻ tại hội thảo “Nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động truyền thông trực tiếp về DS-KHHGĐ tại cơ sở”. Các đại biểu nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác truyền thông, đặc biệt là truyền thông trực tiếp tại cơ sở, trong bối cảnh hiện nay và thời gian tới với những nhiệm vụ khó khăn hơn.