Thứ Tư, 19 tháng 2, 2014

Tiền Giang: Khởi công tuyến tránh Cai Lậy

Tiền Giang: Khởi công tuyến tránh Cai Lậy

Ngày 20/02/2014, tại Km 1989+000 Quốc lộ 1, Liên danh Công ty cổ phần Phát triển đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (BVEC) và Công ty cổ phần Đầu tư, Thương mại và Xây dựng giao thông 1 (TRICO) tổ chức lễ khởi công Dự án đầu tư xây dựng công trình QL1 đoạn tránh thị trấn Cai Lậy và tăng cường mặt đường QL1 đoạn Km 1987+560 - Km 2014+000, tỉnh Tiền Giang.


Đến dự lễ khởi công có ông Trần Thế Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Tiền Giang; ông Nguyễn Văn Thể, Ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể; ông Cao Lại Quang, Thứ trưởng Bộ Xây dựng; lãnh đạo tỉnh Tiền Giang, Cần Thơ và đông đảo bà con nhân dân huyện Cai Lậy.











Các đại biểu phát lệnh khởi công dự án
Các đại biểu phát lệnh khởi công dự án

Ông Nguyễn Văn Khang, Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang cho biết, trong những năm qua TNGT trên địa bàn tỉnh xảy ra tập trung trên QL1, đặc biệt là đoạn qua thị trấn Cai Lậy. Đây cũng là khu vực này thường xuyên xảy ra tình trạng ùn tắc vào dịp lễ, Tết, gây bức xúc cho các phương tiện tham gia lưu thông và người dân sống trong khu vực.


Theo kết quả khảo sát của các tổ chức tư vấn, hiện tại lưu lượng xe lưu thông trên QL1 đoạn qua thị trấn Cai Lậy khoảng trên 20.000 xe quy đổi/ngày đêm và sẽ tiếp tục tăng trong các năm tiếp theo. Do đó, khi hoàn chỉnh mạng lưới giao thông khu vực kể cả khi đưa vào khai thác tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận sau này thì khả năng xảy ra quá tải trên QL1 đoạn qua thị trấn Cai Lậy cũng còn rất cao do nhu cầu xuất nhập hàng hóa trong vùng nội ô thị trấn Cai Lậy.


Hiện tại, QL1 hiện hữu không thể mở rộng thêm do đoạn qua thị trấn Cai Lậy đã hình thành trục đường đô thị, dân cự tập trung đông đúc nên việc đầu tư xây dựng tuyến tránh vừa mang ý giải quyết bài toán giao thông trong tương lai đồng thời cũng góp phần từng bước để hình thành bộ mặt thị xã Cai Lậy theo quy hoạch chung đã được phê duyệt.


Dự án đầu tư xây dựng công trình QL1 đoạn tránh thị trấn Cai Lậy và tăng cường mặt đường đoạn Km 1987+560 - Km 2014+000, tỉnh Tiền Giang được Bộ GTVT phê duyệt tại Quyết định số 4173/QĐ-BGTVT ngày 19/12/2013. Dự án được thực hiện theo hình thức đầu tư – khai thác – chuyển giao (BOT) do Liên danh BVEC và TRICO thực hiện.


Dự án có điểm đầu tại Km 1987+560, QL1 thuộc địa phận huyện Cai Lậy, điểm cuối tại Km 2014+000, QL1 thuộc địa phận huyện Cái Bè. Tổng chiều dài dự án khoảng 38,52km, trong đó chiều dài phần tuyến tránh khoảng 12,02km, chiều dài phần tăng cường mặt đường QL1 khoảng 26,5km.


Phần tuyến tránh sẽ được đầu tư theo tiêu chuẩn đường cấp III - Đồng bằng, tốc độ thiết kế 80km/h, mặt đường rộng 12m, gồm 2 làn xe cơ giới và 2 làn xe hỗn hơp. Trên tuyến sẽ xây dựng 7 cầu phù hợp với khổ đường.


Phần tăng cường mặt đường QL1 về cơ bản giữ nguyên nền đường. Mặt đường sẽ cải tạo, tăng cường đảm bảo cấp cao A1. Tận dụng công trình thoát nước hai bên tuyến và có bổ sung rãnh thoát nước dọc ở đoạn qua khu đông dân cư, kết hợp sửa chữa nhỏ, nạo vét khơi thông dòng chạy đảo bảo an toàn khai thác.


Tổng kinh phí đầu tư là trên 1.300 tỷ đồng. Dự kiến đến quý IV/2015 dự án sẽ hoàn thành và bắt đầu thu phí từ tháng 1/2016.


Tại lễ khởi công, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể nhấn mạnh: Trong tình hình điều kiện nguồn vốn ngân sách khó khăn, Bộ GTVT đang tích cực huy động nguồn vốn xã hội hóa để đầu tư vào hạ tầng giao thông. Trong năm 2013, chỉ riêng tuyến QL1 và đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên, Bộ GTVT đã huy động trên 60 nghìn tỷ đồng để đầu tư mở rộng. Việc đầu tư tuyến tránh thị trấn Cai Lậy cũng nằm trong chủ trương huy động nguồn vốn xã hội hóa.


Thay mặt Bộ GTVT, Thứ trưởng Nguyễn Văn Thể đã cảm ơn các Bộ KH-ĐT, Bộ Xây dựng, chính quyền địa phương đã tạo điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư có thể triển khai sớm dự án.











Thứ trưởng Nguyễn Văn Thể đề nghị Đoàn Đại biểu Quốc hội, HĐND tỉnh Tiền Giang phối hợp giám sát tiến độ, chất lượng công trình
Thứ trưởng Nguyễn Văn Thể đề nghị Đoàn Đại biểu Quốc hội, HĐND tỉnh Tiền Giang phối hợp giám sát tiến độ, chất lượng công trình

Để dự án được thực hiện đúng tiến độ đề ra, Thứ trưởng đề nghị Văn phòng Chính phủ, Bộ KH-ĐT, Bộ Xây dựng tiếp tục hỗ trợ để nhà đầu tư hoàn thành các thủ tục cấp phép đầu tư. Phía Bộ GTVT sẽ chỉ đạo các đơn vị trực thuộc Bộ phối hợp chặt chẽ để hoàn thành các thủ tục, tiến tới ký hợp đồng để nhà đầu tư làm việc với các tổ chức tín dụng.


Thứ trưởng cũng đề nghị chính quyền địa phương, bà con nhân dân huyện Cai Lậy vì lợi ích chung mà tạo điều kiện tối đa trong công tác GPMB để dự án được triển khai thuận lợi.


Thứ trưởng yêu cầu Cục QLXDCLCT bám sát dự án, kiểm tra chặt chẽ về tiến độ, chất lượng từng hạng mục. Đề nghị Đoàn đại biểu Quốc hội, HĐND tỉnh Tiền Giang hỗ trợ Bộ GTVT giám sát tiến độ, chất lượng, vệ sinh môi trường, an toàn lao động…trong quá trình dự án triển khai.











Ký cam kết GPMB
Lãnh đạo tỉnh Tiền Giang ký cam kết về công tác GPMB với lãnh đạo Bộ GTVT

Về phía nhà đầu tư, Thứ trưởng Nguyễn Văn Thể yêu cầu phối hợp chặt chẽ với các đơn vị của Bộ để hoàn thiện các thủ tục đầu tư để nhanh chóng triển khai dự án. Những vấn đề nào khó khăn vướng mắc phải báo cáo trực tiếp lãnh đạo Bộ GTVT để chỉ đạo giải quyết.


Phan Tư



.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

Liên hoan tuyên truyền viên dân số cơ sở năm 2012

Liên hoan Tuyên truyền viên Dân số cơ sở năm 2012 đã được tổ chức tại ba khu vực: ngày 10/10/2012 tại phía Nam (tỉnh Bạc Liêu), ngày 24/10/2012 tại miền Trung (tỉnh Phú Yên) và ngày 7/11/2012 tại phía Bắc (tỉnh Yên Bái). Mục tiêu của Liên hoan là tuyên truyền sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân về các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác DS-KHHGĐ giai đoạn 2011-2020 nhân các sự kiện kỷ niệm Ngày Dân số Thế giới, Ngày Dân số Việt Nam và Tháng hành động quốc gia về Dân số năm 2012. Tiếp đó là nâng cao kiến thức, kỹ năng tuyên truyền vận động và truyền thông thay đổi hành vi về DS-KHHGĐ cho đội ngũ cán bộ chuyên trách dân số và cộng tác viên dân số/y tế cơ sở, đồng thời tạo phong trào thi đua trong đội ngũ làm công tác DS-KHHGĐ góp phần thực hiện các mục tiêu DS-KHHGĐ năm 2012.

Đây là một sự kiện truyền thông đặc biệt, là ngày hội lớn, là nơi hội tụ, là dịp để đội ngũ cán bộ chuyên trách, cộng tác viên, tuyên truyền viên dân số các tỉnh, thành phố gặp gỡ, giao lưu, trao đổi mô hình hiệu quả, kinh nghiệm trong thực tiễn công tác DS- KHHGĐ.

Tất cả các đội tham gia Liên hoan đều phải trải qua 2 phần thi “Chào hỏi” giới thiệu về đội và những đặc trưng của địa phương và Tiểu phẩm tuyên truyền về những vấn đề mới, những khó khăn thách thức của công tác DS-KHHGĐ. Theo đánh giá của ban giám khảo, các tiết mục tham gia Liên hoan được đầu tư và sáng tạo nên phong phú về nội dung và hình thức thể hiện, đã phản ánh được những nét nổi bật, đặc trưng về văn hóa của vùng miền trong công tác DS-KHHGĐ; những thành tựu đã đạt được cũng như những khó khăn vất vả của đội ngũ cán bộ chuyên trách dân số xã và cộng tác viên dân số thôn bản trong khu vực.

Qua 2 phần thi, 63 đội tuyên truyền viên dân số của các tỉnh, thành phố đã mang đến Liên hoan những màn chào hỏi ấn tượng, giới thiệu được đầy đủ về các thành viên trong đội, cùng kết quả thực hiện công tác DS-KHHGĐ và về công tác truyền thông DS-KHHGĐ của địa phương mình. Nhiều địa phương đã thể hiện thành công đề tài nâng cao chất lượng dân số bằng phương pháp sàng lọc trước sinh, sơ sinh, chống tảo hôn, không sinh nhiều con.

Không chỉ làm tốt màn chào hỏi, các tuyên truyền viên dân số còn rất xuất sắc khi hoá thân thành diễn viên trong các vai diễn ở phần thi tiểu phẩm. Với tài năng diễn xuất, các tuyên truyền viên đã mang đến nhiều sự bất ngờ cho ban giám khảo và khán giả bởi vận dụng một cách sáng tạo, linh hoạt và sự thể hiện hài hước, dí dỏm qua những câu chuyện dân số có thực. Những tiểu phẩm mang đậm tính giáo dục được các đội thể hiện xuất sắc trong phần thi tiểu phẩm. Qua 02 phần thi, Ban tổ chức đã chọn ra các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc để trao giải.

Kết quả, tại khu vực miền Nam, giải Nhất được trao cho đội Bình Dương; giải Nhì được trao cho đội Bạc Liêu và Thành phố Hồ Chí Minh; giải Ba được trao cho đội Tiền Giang, Đồng Nai và Cần Thơ. Các đội còn lại đồng giải Khuyến khích. Ngoài ra, Ban tổ chức còn trao 05 giải cá nhân cho các thí sinh là tuyên truyền viên hay nhất tại Liên hoan. Kết thúc Liên hoan tại khu vực miền Trung, Giải Nhất thuộc về đội Lâm Đồng. Đội Nghệ An, Bình Định đoạt giải Nhì. Hai giải Ba thuộc về đội Quảng Nam và Phú Yên. Các đội còn lại nhận giải Khuyến khích. Ban tổ chức cũng đã trao tặng 6 giải cá nhân tiêu biểu cho 6 đơn vị. Liên hoan tuyên truyền viên dân số cơ sở khu vực phía Bắckết thúc với giải Nhất thuộc về đội Phú Thọ, giải Nhì thuộc về đội Hà Nội, Thanh Hóa, Quảng Ninh; Giải Ba thuộc về Lào Cai, Yên Bái, Nam Định, Thái Nguyên. 18 đội còn lại nhận giải Khuyến khích. Ngoài ra, Ban tổ chức đã trao 8 giải phụ cho tuyên truyền viên dân số trẻ tuổi nhất, nhiều tuổi nhất, diễn xuất tốt nhất…

Phát biểu tại Liên hoan các khu vực, Lãnh đạo Tổng Cục DS-KHHGĐ đã hoan nghênh và cảm ơn lãnh đạo, cán bộ, cộng tác viên ngành DS-KHHGĐ các tỉnh, thành đã cùng tề tựu tham dự liên hoan, đồng thời nhấn mạnh những thành quả to lớn mà ngành đạt được suốt thời gian qua luôn được tạo ra bởi những cộng tác viên dân số đã không quản gian khổ đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng. Lãnh đạo Tổng cục cũng gửi lời cảm ơn đến cấp ủy, chính quyền các tỉnh đã hỗ trợ tổ chức Liên hoan Tuyên truyền viên Dân số cơ sở tại các khu vực.

Ba cuộc Liên hoan tại 3 khu vực đã lựa chọn ra những tiết mục xuất sắc nhất đưa về Hội thi Liên hoan tuyên truyền viên dân số cơ sở toàn quốc được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 10-11/12 nhân dịp Tháng hành động quốc gia về Dân số và Ngày dân số Việt Nam 26/12.

Cũng tại các khu vực, ba vấn đề lớn của hoạt động DS-KHHGĐ gồm: quy mô dân số, cơ cấu dân số và chất lượng dân số đã được các đại biểu chia sẻ tại hội thảo “Nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động truyền thông trực tiếp về DS-KHHGĐ tại cơ sở”. Các đại biểu nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác truyền thông, đặc biệt là truyền thông trực tiếp tại cơ sở, trong bối cảnh hiện nay và thời gian tới với những nhiệm vụ khó khăn hơn.