Trong bối cảnh, AirAsia đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong lịch sử, ông Tony Fernandes – người gây dựng AirAsia trở thành một hãng hàng không uy tín như hiện nay – tự thân đứng mũi chịu sào, xử lý tình huống và kịp thời an ủi gia đình các nạn nhân.
Ông Fernandes (phải) bắt tay với Tổng Thống Indonesia tại sân bay Juanda, Surabaya |
"Tôi phải chịu trách nhiệm"
Mới đây nhất, tại Surabaya, ông Tony tuyên bố: Các hành khách trên máy bay của tôi và tôi phải chịu trách nhiệm về điều đó. Chúng tôi sẽ làm bất cứ điều gì có thể để giúp đỡ thân nhân của họ đang trong cơn đau buồn.
Trước đó, kể từ khi có thông tin máy bay mất tích, Giám đốc điều hành (CEO) AirAsia Tony Fernandes tới thăm hỏi gia đình các nạn nhân, động viên nhân viên của AirAsia mạnh mẽ vượt qua giai đoạn khó khăn này.
Ngay sau khi chính phủ thông báo tìm thấy các vật thể của chiếc máy bay xấu số Airbus A320, ông Fernades gửi lời xin lỗi qua Twitter: “Tôi rất buồn và đồng cảm với gia đình các nạn nhân trên chuyến bay QZ8501”. “Thay mặt AirAsia, tôi gửi lời chia buồn với tất cả mọi người. Không có từ ngữ nào biểu đạt được sự tiếc nuối của tôi lúc này”.
Mạng xã hội (Facebook và Twitter) đã được ông Fernandes sử dụng triệt để cung cấp thông tin và động viên gia đình các nạn nhân kể từ khi xảy ra thảm họa. Tổng cộng, ông Fernandes đã gửi ít nhất 17 tweet kể từ khi có thông tin máy bay mất tích. Ông Fernandes cũng nhấn mạnh, nói là sẽ làm.
Vị CEO này đã tới Surabaya ngay hôm Chủ nhật, nói chuyện và động viên từng thân nhân. Hôm nay (31/12), ông cho biết đang làm việc với ban quản lý sân bay Juanda và bệnh viện tại Surabaya để chuẩn bị cơ sở vật chất cần thiết khi xác các nạn nhân được đưa lên bờ.
Mua lại AirAsia chưa đầy 1 đô-la
Năm 2001, ở tuổi 37, ông Fernandes mua lại hãng AirAsia - lúc đó là một hãng hàng không của nhà nước, đang gặp rất nhiều khó khăn, nợ chồng chất – với giá chưa đầy 1 đô-la. Ông Fernandes là người đi tiên phong hàng không giá rẻ trong khu vực khi cho ra mắt AirAsia vào tháng 1 năm 2002, phát triển đội máy bay của hãng từ 2 chiếc lên hơn 180 chiếc.
Chỉ sau 2 năm, hãng AirAsia đã thanh toán được 11,4 triệu USD tiền nợ. Hiện nay, AirAsia đang có hơn 8.000 nhân viên, phục vụ 132 địa điểm tại khu vực Châu Á.
Theo tạp chí Forbes, ước tính tài sản của ông Fernandes hiện nay hơn 620 triệu USD.
Trang Trần (Theo News.au, The StarOnline)
.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét