Thứ Hai, 27 tháng 10, 2014

Điều khoản bí mật của thanh tra ngân hàng

Điều khoản bí mật của thanh tra ngân hàng

Cuối tuần qua, sự kiện ông Hà Văn Thắm, nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Đại Dương (OceanBank) bị bắt giữ thu hút sự chú ý của công chúng. Đây cũng là trường hợp hiếm hoi Ngân hàng Nhà nước chủ động công bố về sai phạm liên quan.












Đây cũng là trường hợp hiếm hoi Ngân hàng Nhà nước chủ động công bố về sai phạm liên quan.
Trường hợp ông Hà Văn Thắm là trường hợp hiếm hoi Ngân hàng Nhà nước chủ động công bố về sai phạm liên quan.

Cụ thể, trong quá trình triển khai đề án cơ cấu lại các tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước đã tiến hành thanh tra pháp nhân, thanh tra chất lượng tín dụng đối với các tổ chức tín dụng và phát hiện một số vi phạm pháp luật nghiêm trọng của cá nhân ông Hà Văn Thắm khi cho vay.


Ngại ảnh hưởng xã hội…


Hiếm khi bóng dáng của Cơ quan thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước chủ động xuất hiện trước các vụ việc như vậy.


Như mới đây, chỉ khi đại biểu Quốc hội chất vấn, Thống đốc Nguyễn Văn Bình mới gián tiếp cho biết, chính nhờ hoạt động thanh tra mới phát hiện ra những sai phạm của một số cá nhân nguyên là lãnh đạo cao cấp của Ngân hàng Xây dựng (VNCB).


Xa hơn một chút, tại phiên xét xử sơ thẩm vụ án “bầu” Kiên và đồng phạm ngày 27/5/2014, vai trò và câu chuyện thanh tra hệ thống là một chi tiết được chú ý. Tại tòa và trước các yêu cầu, đại diện Ngân hàng Nhà nước từ chối, không thể công bố kết luận thanh tra Ngân hàng Á châu (ACB) với lý do sẽ ảnh hưởng tới xã hội và đó là tài liệu mật theo quy định của ngành.


Ngại ảnh hưởng xã hội cũng chính là lý do khiến phần lớn các hoạt động và kết quả thanh tra của Ngân hàng Nhà nước nhiều năm qua không được công bố rộng rãi.


Nghị định 26 mà Chính phủ mới ban hành cũng dành một điều để tránh tình huống đó. Điểm 2 điều 22 Nghị định 26 ghi: “Kết luận thanh tra phải được công khai, trừ những nội dung trong kết luận thanh tra thuộc bí mật nhà nước và nội dung nhạy cảm mà việc công bố có thể ảnh hưởng đến an toàn hoạt động của đối tượng thanh tra ngân hàng”.


Song, cũng vì hầu hết thông tin các cuộc thanh tra đều ẩn đi sau cơ chế trên, nên đa số công chúng không rõ Cơ quan thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước đã làm gì, ở đâu sau loạt sự vụ xẩy ra thời gian qua.


Liệu thời gian tới, cơ chế công khai có cởi mở hơn, khi mà song song với đó Thanh tra Chính phủ và Kiểm toán Nhà nước vẫn định kỳ công bố kết quả thanh tra, kiểm toán các “ông lớn” ngân hàng quốc doanh, như sắp tới là kết luận tại Ngân hàng Công thương (Vietinbank)?


Mỗi năm nghìn cuộc


Dù ẩn đi vậy, song số liệu thống kê cho thấy một mức độ “mỗi năm nghìn cuộc” của hoạt động thanh tra những năm gần đây.


Cuối 2011 đầu 2012, trọng tâm của hoạt động này là xác định rõ mức độ sức khỏe của nhóm ngân hàng yếu kém. Ngân hàng Nhà nước cho biết đã thuê 4 tổ chức kiểm toán quốc tế lần lượt vào cuộc, xem đó là “gọng kìm” thứ hai, cùng với thanh tra, chỉ ra những bất ổn để khép các tổ chức tín dụng yếu kém vào yêu cầu tái cơ cấu, hoặc làm cơ sở để áp các mức độ giám sát, cũng như khoanh vùng rủi ro đối với hệ thống.


Đến 2013, có thể nói là năm kỷ lục của thanh tra và kiểm toán trên toàn hệ thống. Cụ thể, cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng đã thực hiện tới 978 cuộc thanh tra, 310 cuộc kiểm tra. Đi cùng là trên 9.000 kiến nghị đối với các tổ chức tín dụng, 129 quyết định xử lý vi phạm hành chính đối với 118 tổ chức, cá nhân. Đặc biệt, một số vụ việc đã được cơ quan này chuyển qua cơ quan pháp luật xử lý.


Riêng với kênh đã chuyển cho cơ quan pháp luật, có thể những vụ việc diễn ra gần đây chưa dừng lại ở trường hợp của “bầu” Kiên, Huyền Như, nguyên một số lãnh đạo của VNCB, hay vừa rồi là trường hợp ông Hà Văn Thắm…(?).


Đến năm 2014, tần suất thanh tra, kiểm toán các ngân hàng thương mại tiếp tục được mở rộng và có một “chuyên đề” riêng. Đầu năm, ông Nguyễn Hữu Nghĩa, Chánh thanh tra Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ tập trung thanh tra chất lượng tín dụng và nợ xấu của các ngân hàng thương mại.


“Những tổ chức không nằm trong danh sách thanh tra cũng phải thực hiện kiểm toán về chất lượng tín dụng theo nội dung”, ông Nghĩa cho biết thêm.


Ngoài mục đích phát hiện những bất cập và vi phạm, thanh tra và kiểm toán “chuyên đề” chất lượng tín dụng và nợ xấu năm nay còn nhằm tạo một bước chấn chỉnh, chuẩn bị cho việc áp dụng cơ chế phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro chặt chẽ hơn và toàn diện hơn trong năm 2015, với cơ chế của Thông tư 02 (sau sửa đổi và bổ sung bằng Thông tư 09).


Theo kế hoạch, chiều 28/10 này Ngân hàng Nhà nước sẽ tổ chức họp báo định kỳ. Vụ việc vừa xẩy ra tại OceanBank hẳn sẽ là nội dung được báo giới quan tâm, mà liên quan là hoạt động thanh tra, kiểm toán và kết quả nói chung. Hy vọng tại cuộc họp này sẽ có thêm những thông tin cởi mở.


Theo Minh Đức/Vneconomy



.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

Liên hoan tuyên truyền viên dân số cơ sở năm 2012

Liên hoan Tuyên truyền viên Dân số cơ sở năm 2012 đã được tổ chức tại ba khu vực: ngày 10/10/2012 tại phía Nam (tỉnh Bạc Liêu), ngày 24/10/2012 tại miền Trung (tỉnh Phú Yên) và ngày 7/11/2012 tại phía Bắc (tỉnh Yên Bái). Mục tiêu của Liên hoan là tuyên truyền sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân về các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác DS-KHHGĐ giai đoạn 2011-2020 nhân các sự kiện kỷ niệm Ngày Dân số Thế giới, Ngày Dân số Việt Nam và Tháng hành động quốc gia về Dân số năm 2012. Tiếp đó là nâng cao kiến thức, kỹ năng tuyên truyền vận động và truyền thông thay đổi hành vi về DS-KHHGĐ cho đội ngũ cán bộ chuyên trách dân số và cộng tác viên dân số/y tế cơ sở, đồng thời tạo phong trào thi đua trong đội ngũ làm công tác DS-KHHGĐ góp phần thực hiện các mục tiêu DS-KHHGĐ năm 2012.

Đây là một sự kiện truyền thông đặc biệt, là ngày hội lớn, là nơi hội tụ, là dịp để đội ngũ cán bộ chuyên trách, cộng tác viên, tuyên truyền viên dân số các tỉnh, thành phố gặp gỡ, giao lưu, trao đổi mô hình hiệu quả, kinh nghiệm trong thực tiễn công tác DS- KHHGĐ.

Tất cả các đội tham gia Liên hoan đều phải trải qua 2 phần thi “Chào hỏi” giới thiệu về đội và những đặc trưng của địa phương và Tiểu phẩm tuyên truyền về những vấn đề mới, những khó khăn thách thức của công tác DS-KHHGĐ. Theo đánh giá của ban giám khảo, các tiết mục tham gia Liên hoan được đầu tư và sáng tạo nên phong phú về nội dung và hình thức thể hiện, đã phản ánh được những nét nổi bật, đặc trưng về văn hóa của vùng miền trong công tác DS-KHHGĐ; những thành tựu đã đạt được cũng như những khó khăn vất vả của đội ngũ cán bộ chuyên trách dân số xã và cộng tác viên dân số thôn bản trong khu vực.

Qua 2 phần thi, 63 đội tuyên truyền viên dân số của các tỉnh, thành phố đã mang đến Liên hoan những màn chào hỏi ấn tượng, giới thiệu được đầy đủ về các thành viên trong đội, cùng kết quả thực hiện công tác DS-KHHGĐ và về công tác truyền thông DS-KHHGĐ của địa phương mình. Nhiều địa phương đã thể hiện thành công đề tài nâng cao chất lượng dân số bằng phương pháp sàng lọc trước sinh, sơ sinh, chống tảo hôn, không sinh nhiều con.

Không chỉ làm tốt màn chào hỏi, các tuyên truyền viên dân số còn rất xuất sắc khi hoá thân thành diễn viên trong các vai diễn ở phần thi tiểu phẩm. Với tài năng diễn xuất, các tuyên truyền viên đã mang đến nhiều sự bất ngờ cho ban giám khảo và khán giả bởi vận dụng một cách sáng tạo, linh hoạt và sự thể hiện hài hước, dí dỏm qua những câu chuyện dân số có thực. Những tiểu phẩm mang đậm tính giáo dục được các đội thể hiện xuất sắc trong phần thi tiểu phẩm. Qua 02 phần thi, Ban tổ chức đã chọn ra các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc để trao giải.

Kết quả, tại khu vực miền Nam, giải Nhất được trao cho đội Bình Dương; giải Nhì được trao cho đội Bạc Liêu và Thành phố Hồ Chí Minh; giải Ba được trao cho đội Tiền Giang, Đồng Nai và Cần Thơ. Các đội còn lại đồng giải Khuyến khích. Ngoài ra, Ban tổ chức còn trao 05 giải cá nhân cho các thí sinh là tuyên truyền viên hay nhất tại Liên hoan. Kết thúc Liên hoan tại khu vực miền Trung, Giải Nhất thuộc về đội Lâm Đồng. Đội Nghệ An, Bình Định đoạt giải Nhì. Hai giải Ba thuộc về đội Quảng Nam và Phú Yên. Các đội còn lại nhận giải Khuyến khích. Ban tổ chức cũng đã trao tặng 6 giải cá nhân tiêu biểu cho 6 đơn vị. Liên hoan tuyên truyền viên dân số cơ sở khu vực phía Bắckết thúc với giải Nhất thuộc về đội Phú Thọ, giải Nhì thuộc về đội Hà Nội, Thanh Hóa, Quảng Ninh; Giải Ba thuộc về Lào Cai, Yên Bái, Nam Định, Thái Nguyên. 18 đội còn lại nhận giải Khuyến khích. Ngoài ra, Ban tổ chức đã trao 8 giải phụ cho tuyên truyền viên dân số trẻ tuổi nhất, nhiều tuổi nhất, diễn xuất tốt nhất…

Phát biểu tại Liên hoan các khu vực, Lãnh đạo Tổng Cục DS-KHHGĐ đã hoan nghênh và cảm ơn lãnh đạo, cán bộ, cộng tác viên ngành DS-KHHGĐ các tỉnh, thành đã cùng tề tựu tham dự liên hoan, đồng thời nhấn mạnh những thành quả to lớn mà ngành đạt được suốt thời gian qua luôn được tạo ra bởi những cộng tác viên dân số đã không quản gian khổ đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng. Lãnh đạo Tổng cục cũng gửi lời cảm ơn đến cấp ủy, chính quyền các tỉnh đã hỗ trợ tổ chức Liên hoan Tuyên truyền viên Dân số cơ sở tại các khu vực.

Ba cuộc Liên hoan tại 3 khu vực đã lựa chọn ra những tiết mục xuất sắc nhất đưa về Hội thi Liên hoan tuyên truyền viên dân số cơ sở toàn quốc được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 10-11/12 nhân dịp Tháng hành động quốc gia về Dân số và Ngày dân số Việt Nam 26/12.

Cũng tại các khu vực, ba vấn đề lớn của hoạt động DS-KHHGĐ gồm: quy mô dân số, cơ cấu dân số và chất lượng dân số đã được các đại biểu chia sẻ tại hội thảo “Nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động truyền thông trực tiếp về DS-KHHGĐ tại cơ sở”. Các đại biểu nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác truyền thông, đặc biệt là truyền thông trực tiếp tại cơ sở, trong bối cảnh hiện nay và thời gian tới với những nhiệm vụ khó khăn hơn.