Chủ Nhật, 20 tháng 7, 2014

Trộm đánh xe tải đến nhà khoắng cả hàng rào, van nước

Trộm đánh xe tải đến nhà khoắng cả hàng rào, van nước

Vụ “trộm” hy hữu trên chỉ được phát hiện vào chiều 16/7, khi chủ nhân căn nhà - ông Lý Văn Dĩ (70 tuổi, ngụ cua 15, đồi 110, thôn Đa Thọ, xã Xuân Thọ, TP Đà Lạt) từ Long Xuyên trở về.













Ông Dĩ nhặt nhạnh những gì còn sót lại sau vụ trộm
Ông Dĩ nhặt nhạnh những gì còn sót lại sau vụ trộm


Theo ông Dĩ, sau thời gian đi tìm cây thuốc trở về, khi vừa đến nhà, ông gần như chết lặng bởi căn nhà của mình đã bị ai đó phá hủy gần như toàn bộ. Phần cổng sắt, hàng rào, cửa trước, cửa sau và toàn bộ phần cửa sổ của căn nhà cấp 4, rộng khoảng 65m2 cùng với cột kèo, đòn tay, mái tôn… đều bị kẻ gian đục khoét, tháo dỡ, lấy đi gần như toàn bộ. Kiểm tra bên trong, các vật dụng lao động, gồm 4 đôi bốt, 2 bình xịt thuốc sâu; thùng đựng nước, nồi niêu xoong, chảo; 10 tấm tôn, một chiếc xe máy cũ hiệu Yamaha mang biển số 67- 0788L… đã không cánh mà bay. Ông Dĩ cho biết, ước tính tổng thiệt hại về nhà cửa, tài sản bị mất là khoảng trên 80 triệu đồng.


Có mặt tại hiện trường vào sáng 18/7, không ai có thể tin rằng đây là “vụ trộm”, vì hiện trạng căn nhà đập vào mắt mọi người trông giống với một vụ cưỡng chế, giải tỏa hơn là bị trộm. Tuy nhiên, ông Dĩ khẳng định không có việc cưỡng chế, giải tỏa ở đây. Trước nay gia đình ông cũng chưa hề nhận được bất cứ quyết định nào của chính quyền địa phương cũng như cấp có thẩm quyền của TP Đà Lạt, buộc ông phải tháo dỡ căn nhà này. Vụ việc cũng được một cán bộ phường xác nhận không có chuyện cưỡng chế, giải tỏa đối với căn nhà của ông Dĩ, lúc đó mọi người mới dám tin đây là hiện trường của “vụ trộm”.


Có lẽ do vị trí căn nhà của ông Dĩ nằm vào góc khuất của một khúc cua gần Cổng Trời (gần giáp ranh với địa phận xã Xuân Trường, TP Đà Lạt), hoàn toàn tách biệt với khu dân cư, cách Qước lộ 20 khoảng 50m, sau một quả đồi bạt ngàn thông nên không ai phát hiện “vụ trộm” trừ chủ nhân ngôi nhà. Hiện trạng, dấu vết căn nhà đã bị đập phá tan hoang.


Theo chủ nhân của ngôi nhà, ngay cả những van nước bằng đồng trong nhà vệ sinh cũng bị kẻ gian tháo gỡ, lấy đi sạch trơn. “Vụ trộm nhất định có tổ chức, có nhiều người tham gia và có cả xe tải chở đồ trộm cắp… Chắc chắn họ phải là những người quen biết gia đình, hiểu rõ đường đi nước bước và tài sản trong nhà vì gần đây tôi thường xuyên đi tìm cây thuốc, nhà luôn đóng cửa” - ông Dĩ nhận định trong lúc chỉ cho chúng tôi các vết hằn của bánh xe tải còn để lại trên con đường dẫn vào căn nhà của mình.


Liên quan đến vụ việc, cùng ngày, lãnh đạo Công an xã Xuân Thọ cho biết, sau khi nhận được đơn trình báo của ông Dĩ, công an phường đã cử ngay anh em vào cuộc để xác minh, làm rõ. Nhưng hiện vẫn chưa thể khẳng định được rằng đây là vụ phá hoại tài sản, hay có người trong gia đình ông Dĩ bán cho người ta, rồi người ta đến tháo dỡ. Bởi theo thông tin ban đầu từ những người làm vườn gần đó, vụ việc đã xảy ra cách đây khoảng một tháng rồi, lúc đó những người tháo dỡ căn nhà của ông Dĩ có nói rằng họ đã được ông Dĩ bán cho họ…


Tuy nhiên, theo nhận định của một cán bộ Công an xã Xuân Thọ, cũng không loại trừ khi thấy căn nhà ông Dĩ không người ở nên có đối tượng nào đó đã nhận vơ là của mình rồi bán cho các đối tượng đến tháo dỡ. Vì căn nhà này nằm trong rừng, thường xuyên đóng cửa, lâu lâu chủ nhân căn nhà mới đến mở cửa, lâu ngày cây cỏ mọc um tùm trông như căn nhà hoang.


Theo Thụy Trang (Lâm Đồng Online)



.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

Liên hoan tuyên truyền viên dân số cơ sở năm 2012

Liên hoan Tuyên truyền viên Dân số cơ sở năm 2012 đã được tổ chức tại ba khu vực: ngày 10/10/2012 tại phía Nam (tỉnh Bạc Liêu), ngày 24/10/2012 tại miền Trung (tỉnh Phú Yên) và ngày 7/11/2012 tại phía Bắc (tỉnh Yên Bái). Mục tiêu của Liên hoan là tuyên truyền sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân về các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác DS-KHHGĐ giai đoạn 2011-2020 nhân các sự kiện kỷ niệm Ngày Dân số Thế giới, Ngày Dân số Việt Nam và Tháng hành động quốc gia về Dân số năm 2012. Tiếp đó là nâng cao kiến thức, kỹ năng tuyên truyền vận động và truyền thông thay đổi hành vi về DS-KHHGĐ cho đội ngũ cán bộ chuyên trách dân số và cộng tác viên dân số/y tế cơ sở, đồng thời tạo phong trào thi đua trong đội ngũ làm công tác DS-KHHGĐ góp phần thực hiện các mục tiêu DS-KHHGĐ năm 2012.

Đây là một sự kiện truyền thông đặc biệt, là ngày hội lớn, là nơi hội tụ, là dịp để đội ngũ cán bộ chuyên trách, cộng tác viên, tuyên truyền viên dân số các tỉnh, thành phố gặp gỡ, giao lưu, trao đổi mô hình hiệu quả, kinh nghiệm trong thực tiễn công tác DS- KHHGĐ.

Tất cả các đội tham gia Liên hoan đều phải trải qua 2 phần thi “Chào hỏi” giới thiệu về đội và những đặc trưng của địa phương và Tiểu phẩm tuyên truyền về những vấn đề mới, những khó khăn thách thức của công tác DS-KHHGĐ. Theo đánh giá của ban giám khảo, các tiết mục tham gia Liên hoan được đầu tư và sáng tạo nên phong phú về nội dung và hình thức thể hiện, đã phản ánh được những nét nổi bật, đặc trưng về văn hóa của vùng miền trong công tác DS-KHHGĐ; những thành tựu đã đạt được cũng như những khó khăn vất vả của đội ngũ cán bộ chuyên trách dân số xã và cộng tác viên dân số thôn bản trong khu vực.

Qua 2 phần thi, 63 đội tuyên truyền viên dân số của các tỉnh, thành phố đã mang đến Liên hoan những màn chào hỏi ấn tượng, giới thiệu được đầy đủ về các thành viên trong đội, cùng kết quả thực hiện công tác DS-KHHGĐ và về công tác truyền thông DS-KHHGĐ của địa phương mình. Nhiều địa phương đã thể hiện thành công đề tài nâng cao chất lượng dân số bằng phương pháp sàng lọc trước sinh, sơ sinh, chống tảo hôn, không sinh nhiều con.

Không chỉ làm tốt màn chào hỏi, các tuyên truyền viên dân số còn rất xuất sắc khi hoá thân thành diễn viên trong các vai diễn ở phần thi tiểu phẩm. Với tài năng diễn xuất, các tuyên truyền viên đã mang đến nhiều sự bất ngờ cho ban giám khảo và khán giả bởi vận dụng một cách sáng tạo, linh hoạt và sự thể hiện hài hước, dí dỏm qua những câu chuyện dân số có thực. Những tiểu phẩm mang đậm tính giáo dục được các đội thể hiện xuất sắc trong phần thi tiểu phẩm. Qua 02 phần thi, Ban tổ chức đã chọn ra các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc để trao giải.

Kết quả, tại khu vực miền Nam, giải Nhất được trao cho đội Bình Dương; giải Nhì được trao cho đội Bạc Liêu và Thành phố Hồ Chí Minh; giải Ba được trao cho đội Tiền Giang, Đồng Nai và Cần Thơ. Các đội còn lại đồng giải Khuyến khích. Ngoài ra, Ban tổ chức còn trao 05 giải cá nhân cho các thí sinh là tuyên truyền viên hay nhất tại Liên hoan. Kết thúc Liên hoan tại khu vực miền Trung, Giải Nhất thuộc về đội Lâm Đồng. Đội Nghệ An, Bình Định đoạt giải Nhì. Hai giải Ba thuộc về đội Quảng Nam và Phú Yên. Các đội còn lại nhận giải Khuyến khích. Ban tổ chức cũng đã trao tặng 6 giải cá nhân tiêu biểu cho 6 đơn vị. Liên hoan tuyên truyền viên dân số cơ sở khu vực phía Bắckết thúc với giải Nhất thuộc về đội Phú Thọ, giải Nhì thuộc về đội Hà Nội, Thanh Hóa, Quảng Ninh; Giải Ba thuộc về Lào Cai, Yên Bái, Nam Định, Thái Nguyên. 18 đội còn lại nhận giải Khuyến khích. Ngoài ra, Ban tổ chức đã trao 8 giải phụ cho tuyên truyền viên dân số trẻ tuổi nhất, nhiều tuổi nhất, diễn xuất tốt nhất…

Phát biểu tại Liên hoan các khu vực, Lãnh đạo Tổng Cục DS-KHHGĐ đã hoan nghênh và cảm ơn lãnh đạo, cán bộ, cộng tác viên ngành DS-KHHGĐ các tỉnh, thành đã cùng tề tựu tham dự liên hoan, đồng thời nhấn mạnh những thành quả to lớn mà ngành đạt được suốt thời gian qua luôn được tạo ra bởi những cộng tác viên dân số đã không quản gian khổ đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng. Lãnh đạo Tổng cục cũng gửi lời cảm ơn đến cấp ủy, chính quyền các tỉnh đã hỗ trợ tổ chức Liên hoan Tuyên truyền viên Dân số cơ sở tại các khu vực.

Ba cuộc Liên hoan tại 3 khu vực đã lựa chọn ra những tiết mục xuất sắc nhất đưa về Hội thi Liên hoan tuyên truyền viên dân số cơ sở toàn quốc được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 10-11/12 nhân dịp Tháng hành động quốc gia về Dân số và Ngày dân số Việt Nam 26/12.

Cũng tại các khu vực, ba vấn đề lớn của hoạt động DS-KHHGĐ gồm: quy mô dân số, cơ cấu dân số và chất lượng dân số đã được các đại biểu chia sẻ tại hội thảo “Nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động truyền thông trực tiếp về DS-KHHGĐ tại cơ sở”. Các đại biểu nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác truyền thông, đặc biệt là truyền thông trực tiếp tại cơ sở, trong bối cảnh hiện nay và thời gian tới với những nhiệm vụ khó khăn hơn.