Thứ Bảy, 21 tháng 12, 2013

Ứng dụng chống ngập bằng cừ vách nhựa uPVC

Ứng dụng chống ngập bằng cừ vách nhựa uPVC

Mới đây, Ủy ban nhân dân quận 12 và Tổng Công ty Công nghiệp Sài Gòn (CNS) đã khánh thành đưa vào sử dụng công trình xây dựng bờ bao chống ngập bằng cừ vách nhựa uPVC tại rạch Nhà Nuôi, phường Thạnh Xuân, quận 12,Thành phố Hồ Chí Minh.











Công trình bờ bao chống ngập bằng cừ vách nhựa uPVC tại quận 12. (Ảnh: Hoàng Hải/Vietnam+)
Công trình bờ bao chống ngập bằng cừ vách nhựa uPVC tại quận 12. (Ảnh: Hoàng Hải/Vietnam+)

Công trình có chiều dài 272,8m với tổng vốn đầu tư hơn 5,6 tỷ đồng, được CNS tài trợ toàn bộ chi phí khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng nhằm thực hiện chủ trương phòng chống triều cường, ngập lụt, sạt lở bờ bao kênh rạch của Ủy ban nhân dân Thành phố.


Sản phẩm cừ bản nhựa uPVC đã và đang được sử dụng rộng rãi trên thế giới đặc biệt là Châu Âu và Châu Mỹ, với nhiều ưu điểm vượt trội như trọng lượng nhẹ; thi công nhanh; bền vững với môi trường; chịu được phèn mặn hóa chất; nước biển; nước ô nhiễm và bền chắc trên 50 năm…


Tại Thành phố Hồ Chí Minh, sản phẩm cừ bản nhựa uPVC được sử dụng làm tường che chắn bờ bao thay thế cho tường chắn bê tông cốt thép, cừ tràm, đất hoặc bao cát cho các công trình chống ngập và trong một số lĩnh vực khác.


Hiện CNS đã sử dụng sản phẩm cừ bản nhựa uPVC để thi công các công trình bờ bao tại quận Thủ Đức, Khu du lịch Đầm Sen và một số công trình khác.


Trong thời gian thi công đến nay, những công trình trên vẫn rất vững chắc và thể hiện tốt vai trò chống triều cường, sạt lở, bảo vệ đời sống người dân xung quanh khu vực và đặc biệt là chi phí bảo trì bảo dưỡng hầu như không có.


Phát biểu tại buổi lễ khánh thành, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Lê Thanh Liêm đánh giá công trình uPVC rạch Nhà Nuôi của CNS tài trợ mang ý nghĩa an sinh xã hội, góp phần phòng chống triều cường, ngập nước không những cho bà con khu phố 7, phường Thạnh Xuân mà còn cho các khu vực lân cận của quận 12.


Ông Liêm cũng nhấn mạnh, hiện thành phố cần nhiều công trình chống ngập như dự án công trình xây dựng bờ bao chống ngập bằng cừ vách nhựa uPVC tại rạch Nhà Nuôi và sẽ khẩn trương thực hiện trong thời gian tới nhằm giúp người dân thành phố thoát khỏi cảnh ngập úng.


Phó Chủ tịch Lê Thanh Liêm chỉ đạo Ủy ban Nhân dân quận 12 tiếp tục nghiên cứu ứng dụng những nơi phù hợp để đảm bảo công trình chất lượng, an toàn và hiệu quả.


Dịp này, Phó Chủ tịch Lê Thanh Liêm cũng đã biểu dương và trao bằng khen của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cho 6 hộ dân đã hiến đất để công trình được thực hiện đúng thời gian.


Hoàng Hải (Vietnam+)



.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

Liên hoan tuyên truyền viên dân số cơ sở năm 2012

Liên hoan Tuyên truyền viên Dân số cơ sở năm 2012 đã được tổ chức tại ba khu vực: ngày 10/10/2012 tại phía Nam (tỉnh Bạc Liêu), ngày 24/10/2012 tại miền Trung (tỉnh Phú Yên) và ngày 7/11/2012 tại phía Bắc (tỉnh Yên Bái). Mục tiêu của Liên hoan là tuyên truyền sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân về các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác DS-KHHGĐ giai đoạn 2011-2020 nhân các sự kiện kỷ niệm Ngày Dân số Thế giới, Ngày Dân số Việt Nam và Tháng hành động quốc gia về Dân số năm 2012. Tiếp đó là nâng cao kiến thức, kỹ năng tuyên truyền vận động và truyền thông thay đổi hành vi về DS-KHHGĐ cho đội ngũ cán bộ chuyên trách dân số và cộng tác viên dân số/y tế cơ sở, đồng thời tạo phong trào thi đua trong đội ngũ làm công tác DS-KHHGĐ góp phần thực hiện các mục tiêu DS-KHHGĐ năm 2012.

Đây là một sự kiện truyền thông đặc biệt, là ngày hội lớn, là nơi hội tụ, là dịp để đội ngũ cán bộ chuyên trách, cộng tác viên, tuyên truyền viên dân số các tỉnh, thành phố gặp gỡ, giao lưu, trao đổi mô hình hiệu quả, kinh nghiệm trong thực tiễn công tác DS- KHHGĐ.

Tất cả các đội tham gia Liên hoan đều phải trải qua 2 phần thi “Chào hỏi” giới thiệu về đội và những đặc trưng của địa phương và Tiểu phẩm tuyên truyền về những vấn đề mới, những khó khăn thách thức của công tác DS-KHHGĐ. Theo đánh giá của ban giám khảo, các tiết mục tham gia Liên hoan được đầu tư và sáng tạo nên phong phú về nội dung và hình thức thể hiện, đã phản ánh được những nét nổi bật, đặc trưng về văn hóa của vùng miền trong công tác DS-KHHGĐ; những thành tựu đã đạt được cũng như những khó khăn vất vả của đội ngũ cán bộ chuyên trách dân số xã và cộng tác viên dân số thôn bản trong khu vực.

Qua 2 phần thi, 63 đội tuyên truyền viên dân số của các tỉnh, thành phố đã mang đến Liên hoan những màn chào hỏi ấn tượng, giới thiệu được đầy đủ về các thành viên trong đội, cùng kết quả thực hiện công tác DS-KHHGĐ và về công tác truyền thông DS-KHHGĐ của địa phương mình. Nhiều địa phương đã thể hiện thành công đề tài nâng cao chất lượng dân số bằng phương pháp sàng lọc trước sinh, sơ sinh, chống tảo hôn, không sinh nhiều con.

Không chỉ làm tốt màn chào hỏi, các tuyên truyền viên dân số còn rất xuất sắc khi hoá thân thành diễn viên trong các vai diễn ở phần thi tiểu phẩm. Với tài năng diễn xuất, các tuyên truyền viên đã mang đến nhiều sự bất ngờ cho ban giám khảo và khán giả bởi vận dụng một cách sáng tạo, linh hoạt và sự thể hiện hài hước, dí dỏm qua những câu chuyện dân số có thực. Những tiểu phẩm mang đậm tính giáo dục được các đội thể hiện xuất sắc trong phần thi tiểu phẩm. Qua 02 phần thi, Ban tổ chức đã chọn ra các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc để trao giải.

Kết quả, tại khu vực miền Nam, giải Nhất được trao cho đội Bình Dương; giải Nhì được trao cho đội Bạc Liêu và Thành phố Hồ Chí Minh; giải Ba được trao cho đội Tiền Giang, Đồng Nai và Cần Thơ. Các đội còn lại đồng giải Khuyến khích. Ngoài ra, Ban tổ chức còn trao 05 giải cá nhân cho các thí sinh là tuyên truyền viên hay nhất tại Liên hoan. Kết thúc Liên hoan tại khu vực miền Trung, Giải Nhất thuộc về đội Lâm Đồng. Đội Nghệ An, Bình Định đoạt giải Nhì. Hai giải Ba thuộc về đội Quảng Nam và Phú Yên. Các đội còn lại nhận giải Khuyến khích. Ban tổ chức cũng đã trao tặng 6 giải cá nhân tiêu biểu cho 6 đơn vị. Liên hoan tuyên truyền viên dân số cơ sở khu vực phía Bắckết thúc với giải Nhất thuộc về đội Phú Thọ, giải Nhì thuộc về đội Hà Nội, Thanh Hóa, Quảng Ninh; Giải Ba thuộc về Lào Cai, Yên Bái, Nam Định, Thái Nguyên. 18 đội còn lại nhận giải Khuyến khích. Ngoài ra, Ban tổ chức đã trao 8 giải phụ cho tuyên truyền viên dân số trẻ tuổi nhất, nhiều tuổi nhất, diễn xuất tốt nhất…

Phát biểu tại Liên hoan các khu vực, Lãnh đạo Tổng Cục DS-KHHGĐ đã hoan nghênh và cảm ơn lãnh đạo, cán bộ, cộng tác viên ngành DS-KHHGĐ các tỉnh, thành đã cùng tề tựu tham dự liên hoan, đồng thời nhấn mạnh những thành quả to lớn mà ngành đạt được suốt thời gian qua luôn được tạo ra bởi những cộng tác viên dân số đã không quản gian khổ đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng. Lãnh đạo Tổng cục cũng gửi lời cảm ơn đến cấp ủy, chính quyền các tỉnh đã hỗ trợ tổ chức Liên hoan Tuyên truyền viên Dân số cơ sở tại các khu vực.

Ba cuộc Liên hoan tại 3 khu vực đã lựa chọn ra những tiết mục xuất sắc nhất đưa về Hội thi Liên hoan tuyên truyền viên dân số cơ sở toàn quốc được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 10-11/12 nhân dịp Tháng hành động quốc gia về Dân số và Ngày dân số Việt Nam 26/12.

Cũng tại các khu vực, ba vấn đề lớn của hoạt động DS-KHHGĐ gồm: quy mô dân số, cơ cấu dân số và chất lượng dân số đã được các đại biểu chia sẻ tại hội thảo “Nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động truyền thông trực tiếp về DS-KHHGĐ tại cơ sở”. Các đại biểu nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác truyền thông, đặc biệt là truyền thông trực tiếp tại cơ sở, trong bối cảnh hiện nay và thời gian tới với những nhiệm vụ khó khăn hơn.