Thứ Sáu, 2 tháng 1, 2015

"Giao thông Việt Nam là một kỳ quan"

"Giao thông Việt Nam là một kỳ quan"

Một nhà báo Mỹ khi đến với Việt Nam đã nhận xét: "Điều làm tôi ấn tượng nhất chính là giao thông Hà Nội: "Một trong những kỳ quan của thế giới". Nó là kỳ quan, không phải bởi vì nó tệ hại mà bởi vì nó vận hành theo một cách đáng kinh ngạc".












"Nếu muốn qua đường, bạn hãy lấy hết can đảm để bước vào kỳ quan hỗn loạn với niềm tin rằng những tài xế trên đường sẽ tránh bạn thôi".

Llewellyn King, giảng viên, diễn giả, phóng viên, nhà báo kiêm dẫn chương trình truyền hình của tờ Huffington Post, đã nhiều lần đến Việt Nam. Mới đây, khi trở lại Hà Nội, ông đã vô cùng thích thú với giao thông tại thủ đô Hà Nội của Việt Nam.


Trong bài viết mới nhất được đăng tải trên trang HuffingtonPost, nhà báo Llewellyn King đã miêu tả về giao thông Hà Nội dưới một góc nhìn rất hài hước và thú vị: "Tôi muốn kể cho các bạn nghe về Việt Nam: Về con người, văn hóa, kinh tế... nhưng chưa thể.


Cũng giống với rất nhiều du khách khác khi ghé thăm Hà Nội, tôi không quá chú ý đến những con đường rộng dài cổ điển có từ thời Pháp thuộc hay con đường gốm sứ kể nên câu chuyện lịch sử, những kiến trúc độc đáo, những công viên xanh tươi giữa lòng thành phố, hay những món ăn tuyệt vời kết hợp giữa ẩm thực Pháp và những gì thuần chất Việt Nam.


Điều làm tôi ấn tượng nhất chính là giao thông Hà Nội: "Một trong những kỳ quan của thế giới". Nó là kỳ quan, không phải bởi vì quá tệ hại, như những thành phố khác trên thế giới, mà bởi vì nó vận hành theo một cách đáng kinh ngạc.


Ở Hà Nội, nhiều tuyến đường (trừ những tuyến đường lớn) không có đèn giao thông cũng như biển chỉ dẫn dừng xe hay nhường đường. Các xe di chuyển với tốc độ khoảng 25km/h, có thể nhanh hơn, có thể chậm hơn tùy vào khoảng thời gian trong ngày.


Nhìn vào những con đường của Hà Nội có thể thấy dòng người đi lại như những đàn kiến, đi lại thật hỗn loạn theo một cách lịch sự. Ở đây, chỉ có 1 quy tắc cơ bản nhất là đi bên phải đường, còn những luật khác thì... “ngẫu hứng”.


Tại khu trung tâm thành phố, người dân chủ yếu sử dụng các loại xe ga và những chiếc xe máy nhỏ gọn, trong đó có cả những chiếc xe điện, xe độ và thậm chí cả xe đạp. So với 20 năm về trước khi tôi cũng ghé thăm thành phố này, xe đạp đã gần như biến mất.


Với hơn 3 triệu xe máy tham gia giao thông hàng ngày, người điều khiển xe phải có kĩ năng, ý thức và sự can đảm. Họ lượn, né, phanh, bẻ lái, tăng tốc, giảm tốc… như trong một vở ba-lê không kịch bản với hàng triệu vũ công.


Ở đây cũng có ô tô nhưng đó chỉ là số ít. Những chiếc ô tô thả mình vào dòng xe nườm nượp với sự tự tin, dũng cảm mà tôi không bao giờ có được. Tôi sẽ không dám lái xe đâu vì tôi e rằng sẽ đâm vào hàng chục người đi đường mất. Bạn không chỉ cần sự kiên nhẫn mà còn cần phải có sự can đảm để biết về "dòng sông của xe máy" - một dòng sông không bao giờ kết thúc, sẽ chảy như nào.


Ngồi trên xe taxi, tôi nín thở khi nhìn thấy những người già trẻ gái trai lao vun vút trên chiếc xe máy, không khác gì những tay đua giải NASCAR. Nên nếu có ai đó nghiên cứu thủy động lực học, các nhà xã hội học nên tìm hiểu dòng giao thông đáng kinh ngạc nơi đây.


Nếu muốn qua đường, hãy lấy hết can đảm bước vào kỳ quan hỗn loạn với niềm tin rằng những tài xế trên đường sẽ tránh bạn thôi. Ai biết được chỉ việc ngắm nhìn giao thông cũng thú vị thế này chứ? Chỉ cần nhìn thế thôi, chuyến đi của bạn cũng đã thực sự đáng giá rồi. Có thể sắp tới tôi sẽ phải kiếm cho mình một chiếc xe độ thôi."


Theo Tri Thức Trẻ



.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

Liên hoan tuyên truyền viên dân số cơ sở năm 2012

Liên hoan Tuyên truyền viên Dân số cơ sở năm 2012 đã được tổ chức tại ba khu vực: ngày 10/10/2012 tại phía Nam (tỉnh Bạc Liêu), ngày 24/10/2012 tại miền Trung (tỉnh Phú Yên) và ngày 7/11/2012 tại phía Bắc (tỉnh Yên Bái). Mục tiêu của Liên hoan là tuyên truyền sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân về các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác DS-KHHGĐ giai đoạn 2011-2020 nhân các sự kiện kỷ niệm Ngày Dân số Thế giới, Ngày Dân số Việt Nam và Tháng hành động quốc gia về Dân số năm 2012. Tiếp đó là nâng cao kiến thức, kỹ năng tuyên truyền vận động và truyền thông thay đổi hành vi về DS-KHHGĐ cho đội ngũ cán bộ chuyên trách dân số và cộng tác viên dân số/y tế cơ sở, đồng thời tạo phong trào thi đua trong đội ngũ làm công tác DS-KHHGĐ góp phần thực hiện các mục tiêu DS-KHHGĐ năm 2012.

Đây là một sự kiện truyền thông đặc biệt, là ngày hội lớn, là nơi hội tụ, là dịp để đội ngũ cán bộ chuyên trách, cộng tác viên, tuyên truyền viên dân số các tỉnh, thành phố gặp gỡ, giao lưu, trao đổi mô hình hiệu quả, kinh nghiệm trong thực tiễn công tác DS- KHHGĐ.

Tất cả các đội tham gia Liên hoan đều phải trải qua 2 phần thi “Chào hỏi” giới thiệu về đội và những đặc trưng của địa phương và Tiểu phẩm tuyên truyền về những vấn đề mới, những khó khăn thách thức của công tác DS-KHHGĐ. Theo đánh giá của ban giám khảo, các tiết mục tham gia Liên hoan được đầu tư và sáng tạo nên phong phú về nội dung và hình thức thể hiện, đã phản ánh được những nét nổi bật, đặc trưng về văn hóa của vùng miền trong công tác DS-KHHGĐ; những thành tựu đã đạt được cũng như những khó khăn vất vả của đội ngũ cán bộ chuyên trách dân số xã và cộng tác viên dân số thôn bản trong khu vực.

Qua 2 phần thi, 63 đội tuyên truyền viên dân số của các tỉnh, thành phố đã mang đến Liên hoan những màn chào hỏi ấn tượng, giới thiệu được đầy đủ về các thành viên trong đội, cùng kết quả thực hiện công tác DS-KHHGĐ và về công tác truyền thông DS-KHHGĐ của địa phương mình. Nhiều địa phương đã thể hiện thành công đề tài nâng cao chất lượng dân số bằng phương pháp sàng lọc trước sinh, sơ sinh, chống tảo hôn, không sinh nhiều con.

Không chỉ làm tốt màn chào hỏi, các tuyên truyền viên dân số còn rất xuất sắc khi hoá thân thành diễn viên trong các vai diễn ở phần thi tiểu phẩm. Với tài năng diễn xuất, các tuyên truyền viên đã mang đến nhiều sự bất ngờ cho ban giám khảo và khán giả bởi vận dụng một cách sáng tạo, linh hoạt và sự thể hiện hài hước, dí dỏm qua những câu chuyện dân số có thực. Những tiểu phẩm mang đậm tính giáo dục được các đội thể hiện xuất sắc trong phần thi tiểu phẩm. Qua 02 phần thi, Ban tổ chức đã chọn ra các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc để trao giải.

Kết quả, tại khu vực miền Nam, giải Nhất được trao cho đội Bình Dương; giải Nhì được trao cho đội Bạc Liêu và Thành phố Hồ Chí Minh; giải Ba được trao cho đội Tiền Giang, Đồng Nai và Cần Thơ. Các đội còn lại đồng giải Khuyến khích. Ngoài ra, Ban tổ chức còn trao 05 giải cá nhân cho các thí sinh là tuyên truyền viên hay nhất tại Liên hoan. Kết thúc Liên hoan tại khu vực miền Trung, Giải Nhất thuộc về đội Lâm Đồng. Đội Nghệ An, Bình Định đoạt giải Nhì. Hai giải Ba thuộc về đội Quảng Nam và Phú Yên. Các đội còn lại nhận giải Khuyến khích. Ban tổ chức cũng đã trao tặng 6 giải cá nhân tiêu biểu cho 6 đơn vị. Liên hoan tuyên truyền viên dân số cơ sở khu vực phía Bắckết thúc với giải Nhất thuộc về đội Phú Thọ, giải Nhì thuộc về đội Hà Nội, Thanh Hóa, Quảng Ninh; Giải Ba thuộc về Lào Cai, Yên Bái, Nam Định, Thái Nguyên. 18 đội còn lại nhận giải Khuyến khích. Ngoài ra, Ban tổ chức đã trao 8 giải phụ cho tuyên truyền viên dân số trẻ tuổi nhất, nhiều tuổi nhất, diễn xuất tốt nhất…

Phát biểu tại Liên hoan các khu vực, Lãnh đạo Tổng Cục DS-KHHGĐ đã hoan nghênh và cảm ơn lãnh đạo, cán bộ, cộng tác viên ngành DS-KHHGĐ các tỉnh, thành đã cùng tề tựu tham dự liên hoan, đồng thời nhấn mạnh những thành quả to lớn mà ngành đạt được suốt thời gian qua luôn được tạo ra bởi những cộng tác viên dân số đã không quản gian khổ đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng. Lãnh đạo Tổng cục cũng gửi lời cảm ơn đến cấp ủy, chính quyền các tỉnh đã hỗ trợ tổ chức Liên hoan Tuyên truyền viên Dân số cơ sở tại các khu vực.

Ba cuộc Liên hoan tại 3 khu vực đã lựa chọn ra những tiết mục xuất sắc nhất đưa về Hội thi Liên hoan tuyên truyền viên dân số cơ sở toàn quốc được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 10-11/12 nhân dịp Tháng hành động quốc gia về Dân số và Ngày dân số Việt Nam 26/12.

Cũng tại các khu vực, ba vấn đề lớn của hoạt động DS-KHHGĐ gồm: quy mô dân số, cơ cấu dân số và chất lượng dân số đã được các đại biểu chia sẻ tại hội thảo “Nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động truyền thông trực tiếp về DS-KHHGĐ tại cơ sở”. Các đại biểu nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác truyền thông, đặc biệt là truyền thông trực tiếp tại cơ sở, trong bối cảnh hiện nay và thời gian tới với những nhiệm vụ khó khăn hơn.