Thứ Ba, 13 tháng 1, 2015

Chưa Tết, Gà Đông Tảo tiền triệu đã "cháy hàng"

Chưa Tết, Gà Đông Tảo tiền triệu đã "cháy hàng"

Với chất lượng thịt thơm ngon và hình dáng kỳ dị đến từ đôi chân, gà Đông Tảo đang trở thành hàng “hot” mỗi dịp Tết. Mặc dù có giá khá cao nhưng cứ đến Tết, thị trường gà Đông Tảo tại Đồng Nai lại rơi vào tình trạng “cháy hàng”.












Gà Đông Tảo trong trại gà của anh Tuấn được bán với giá 2 - 3 triệu đồng/con.
Gà Đông Tảo trong trại gà của anh Tuấn được bán với giá 2 - 3 triệu đồng/con.

Anh Vũ Ngọc Tuấn, chủ trại gà Đông Tảo lớn nhất khu vực Đông Nam bộ (đóng tại xã Đông Hòa, huyện Trảng Bom) cho biết: đầu năm 2014 anh đã thả nuôi 2.000 con gà Đông Tảo để bán Tết Ất Mùi năm 2015. Song do nhu cầu người mua tăng đột biến nên toàn bộ số gà thịt để phục vụ Tết của anh đã xuất bán từ trước Tết khoảng 2 tháng với giá bán 350.000 đồng/kg đối với gà trống và 300.000 đồng/kg với gà mái.


Theo anh Tuấn, thường dịp Tết Nguyên đán hàng năm, anh bán ra thị trường khoảng 300 – 400 con gà. Vài năm trở lại đây, nhu cầu tiêu thụ gà Đông Tảo ngày càng mạnh hơn nên Tết Giáp Ngọ 2014 anh chuẩn bị 1.000 con gà nhưng khách hàng vẫn đặt mua hết, năm nay, anh đã tăng số lượng gà lên gấp đôi nhưng vẫn “cháy” hàng dịp Tết Ất Mùi.


“Thời gian trước, gà Đông Tảo người dân chỉ mua về vào phục vụ cho các dịp cúng, giỗ, Tết. Tuy nhiên, hiện nay nhu cầu mua gà để dùng làm thực phẩm hàng ngày cũng đã trở nên phổ biến hơn, vì vậy tất cả các ngày trong năm, trại gà của tôi đều có khách hàng đến đặt mua” – Anh Tuấn chia sẻ.


Hiện tại trại gà Đông Tảo của anh Tuấn chỉ còn khoảng 200 con gà, nhưng đều đã được khách hàng đặt trước để làm quà biếu. Theo anh Tuấn, mấy năm trở lại đây, nhu cầu mua gà Đông Tảo làm quà biếu Tết tăng lên rất lớn.


“Gà làm quà biếu phải là những con đẹp mã, đặc biệt là chân phải to. Chính vì vậy, đối với gà làm quà biếu tôi không bán théo ký mà bán theo con với giá dao động từ 2 đến 3 triệu đồng/con. Mặc dù giá cao hơn so với gà thịt nhưng đến thời điểm này 200 con gà làm quà biếu Tết của tôi đã được khách hàng đặt trước chỉ đợi đến ngày bắt. Hiện vẫn có nhiều khách gọi điện đặt hàng, có người muốn mua với số lượng lớn.


Nếu đầu năm tôi mạnh dạn nuôi hơn 4.000 con, Tết này chắc chắn vẫn bán hết” - Anh Tuấn nói.











Gà Đông Tảo đang là món ăn ưa thích của nhiều người dân Nam bộ dịp Tết.
Gà Đông Tảo đang là món ăn ưa thích của nhiều người dân Nam bộ dịp Tết.

Cũng giống như anh Tuấn, đầu năm 2014, chị Trần Thị Anh, xã Bắc Sơn (huyện Trảng Bom) mua 60 con gà Đông Tảo về nuôi. Đến nay, đàn gà của chị Anh đạt trọng lượng từ 4,5kg/con – 5kg/con (gà trống) và 3kg/con – 4 kg/con (gà mái). Còn hơn 1 tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán, song số gà của chị Anh đã được khách hàng ở Bình Dương, thành phố Hồ Chí Minh đặt mua, tùy vào trọng lượng, chân, hình dáng sẽ có giá từ 300.000 đồng/kg – 500.000 đồng/kg.


Ngoài ra, nhiều gia đình nuôi gà Đông Tảo nhỏ lẻ ở Đồng Nai (dưới 100 con) hiện cũng rơi vào cảnh “cháy hàng” không có gà Đông Tảo để phục vụ Tết. Bởi phần lớn gà đã được khách đặt từ trước.


Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Đồng Nai, trước đây, số người nuôi gà Đông Tảo trên địa bàn tỉnh chỉ đếm trên đầu ngón tay. Tuy nhiên, khoảng 2 năm trở lại đây, một số hộ dân đã đầu tư nuôi gà Đông Tảo với số lượng hàng chục con. Mặc dù có khí hậu phù hợp cũng như nguồn tiêu thụ dồi dào, song do vốn đầu tư lớn cũng như chưa nắm bắt hết nhu cầu của thị trường nên chưa xuất hiện nhiều mô hình lớn, đầu tư bài bản mà chủ yếu chỉ là chăn nuôi nhỏ lẻ, mỗi hộ nuôi vài chục con gà Đông Tảo.


Theo Vĩnh Thủy/Dân Trí



.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

Liên hoan tuyên truyền viên dân số cơ sở năm 2012

Liên hoan Tuyên truyền viên Dân số cơ sở năm 2012 đã được tổ chức tại ba khu vực: ngày 10/10/2012 tại phía Nam (tỉnh Bạc Liêu), ngày 24/10/2012 tại miền Trung (tỉnh Phú Yên) và ngày 7/11/2012 tại phía Bắc (tỉnh Yên Bái). Mục tiêu của Liên hoan là tuyên truyền sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân về các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác DS-KHHGĐ giai đoạn 2011-2020 nhân các sự kiện kỷ niệm Ngày Dân số Thế giới, Ngày Dân số Việt Nam và Tháng hành động quốc gia về Dân số năm 2012. Tiếp đó là nâng cao kiến thức, kỹ năng tuyên truyền vận động và truyền thông thay đổi hành vi về DS-KHHGĐ cho đội ngũ cán bộ chuyên trách dân số và cộng tác viên dân số/y tế cơ sở, đồng thời tạo phong trào thi đua trong đội ngũ làm công tác DS-KHHGĐ góp phần thực hiện các mục tiêu DS-KHHGĐ năm 2012.

Đây là một sự kiện truyền thông đặc biệt, là ngày hội lớn, là nơi hội tụ, là dịp để đội ngũ cán bộ chuyên trách, cộng tác viên, tuyên truyền viên dân số các tỉnh, thành phố gặp gỡ, giao lưu, trao đổi mô hình hiệu quả, kinh nghiệm trong thực tiễn công tác DS- KHHGĐ.

Tất cả các đội tham gia Liên hoan đều phải trải qua 2 phần thi “Chào hỏi” giới thiệu về đội và những đặc trưng của địa phương và Tiểu phẩm tuyên truyền về những vấn đề mới, những khó khăn thách thức của công tác DS-KHHGĐ. Theo đánh giá của ban giám khảo, các tiết mục tham gia Liên hoan được đầu tư và sáng tạo nên phong phú về nội dung và hình thức thể hiện, đã phản ánh được những nét nổi bật, đặc trưng về văn hóa của vùng miền trong công tác DS-KHHGĐ; những thành tựu đã đạt được cũng như những khó khăn vất vả của đội ngũ cán bộ chuyên trách dân số xã và cộng tác viên dân số thôn bản trong khu vực.

Qua 2 phần thi, 63 đội tuyên truyền viên dân số của các tỉnh, thành phố đã mang đến Liên hoan những màn chào hỏi ấn tượng, giới thiệu được đầy đủ về các thành viên trong đội, cùng kết quả thực hiện công tác DS-KHHGĐ và về công tác truyền thông DS-KHHGĐ của địa phương mình. Nhiều địa phương đã thể hiện thành công đề tài nâng cao chất lượng dân số bằng phương pháp sàng lọc trước sinh, sơ sinh, chống tảo hôn, không sinh nhiều con.

Không chỉ làm tốt màn chào hỏi, các tuyên truyền viên dân số còn rất xuất sắc khi hoá thân thành diễn viên trong các vai diễn ở phần thi tiểu phẩm. Với tài năng diễn xuất, các tuyên truyền viên đã mang đến nhiều sự bất ngờ cho ban giám khảo và khán giả bởi vận dụng một cách sáng tạo, linh hoạt và sự thể hiện hài hước, dí dỏm qua những câu chuyện dân số có thực. Những tiểu phẩm mang đậm tính giáo dục được các đội thể hiện xuất sắc trong phần thi tiểu phẩm. Qua 02 phần thi, Ban tổ chức đã chọn ra các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc để trao giải.

Kết quả, tại khu vực miền Nam, giải Nhất được trao cho đội Bình Dương; giải Nhì được trao cho đội Bạc Liêu và Thành phố Hồ Chí Minh; giải Ba được trao cho đội Tiền Giang, Đồng Nai và Cần Thơ. Các đội còn lại đồng giải Khuyến khích. Ngoài ra, Ban tổ chức còn trao 05 giải cá nhân cho các thí sinh là tuyên truyền viên hay nhất tại Liên hoan. Kết thúc Liên hoan tại khu vực miền Trung, Giải Nhất thuộc về đội Lâm Đồng. Đội Nghệ An, Bình Định đoạt giải Nhì. Hai giải Ba thuộc về đội Quảng Nam và Phú Yên. Các đội còn lại nhận giải Khuyến khích. Ban tổ chức cũng đã trao tặng 6 giải cá nhân tiêu biểu cho 6 đơn vị. Liên hoan tuyên truyền viên dân số cơ sở khu vực phía Bắckết thúc với giải Nhất thuộc về đội Phú Thọ, giải Nhì thuộc về đội Hà Nội, Thanh Hóa, Quảng Ninh; Giải Ba thuộc về Lào Cai, Yên Bái, Nam Định, Thái Nguyên. 18 đội còn lại nhận giải Khuyến khích. Ngoài ra, Ban tổ chức đã trao 8 giải phụ cho tuyên truyền viên dân số trẻ tuổi nhất, nhiều tuổi nhất, diễn xuất tốt nhất…

Phát biểu tại Liên hoan các khu vực, Lãnh đạo Tổng Cục DS-KHHGĐ đã hoan nghênh và cảm ơn lãnh đạo, cán bộ, cộng tác viên ngành DS-KHHGĐ các tỉnh, thành đã cùng tề tựu tham dự liên hoan, đồng thời nhấn mạnh những thành quả to lớn mà ngành đạt được suốt thời gian qua luôn được tạo ra bởi những cộng tác viên dân số đã không quản gian khổ đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng. Lãnh đạo Tổng cục cũng gửi lời cảm ơn đến cấp ủy, chính quyền các tỉnh đã hỗ trợ tổ chức Liên hoan Tuyên truyền viên Dân số cơ sở tại các khu vực.

Ba cuộc Liên hoan tại 3 khu vực đã lựa chọn ra những tiết mục xuất sắc nhất đưa về Hội thi Liên hoan tuyên truyền viên dân số cơ sở toàn quốc được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 10-11/12 nhân dịp Tháng hành động quốc gia về Dân số và Ngày dân số Việt Nam 26/12.

Cũng tại các khu vực, ba vấn đề lớn của hoạt động DS-KHHGĐ gồm: quy mô dân số, cơ cấu dân số và chất lượng dân số đã được các đại biểu chia sẻ tại hội thảo “Nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động truyền thông trực tiếp về DS-KHHGĐ tại cơ sở”. Các đại biểu nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác truyền thông, đặc biệt là truyền thông trực tiếp tại cơ sở, trong bối cảnh hiện nay và thời gian tới với những nhiệm vụ khó khăn hơn.