Cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng tại Ukraine gợi cho người ta nhớ lại cuộc “Cách mạng sắc màu” diễn ra gần 10 năm trước cũng ở quốc gia này, đặc biệt là vai trò của con bài “dân chủ” của phương Tây.
Kỳ 1: Dân chủ kiểu phương Tây
Năm 2005, với cuộc bầu cử lại, bộ đôi quyền lực Viktor Yushchenko và Yulia Tymoshenko xuất hiện sau khi lật đổ Viktor Yanukovych. Mục đích là để tận hưởng những “dân chủ” cùng “cuộc sống mới” như tuyên bố của giới chức Mỹ và Liên minh châu Âu. Thế nhưng, với việc dấn thân vào “trò chơi” địa - chính trị với xu hướng tách ra tầm ảnh hưởng của Nga, xây dựng quan hệ với Mỹ và Liên minh châu Âu, Ukraine mất nhiều mà chẳng được bao nhiêu.
Hai bạn trẻ tò mò quan sát những người lính không rõ phù hiệu ở Sevastopol, Ukraine |
Mỹ muốn trừng phạt, Anh bàn lùi Ngày 4/3, Bộ Quốc phòng Mỹ thông báo đã dừng hợp tác quân sự với Nga để phản đối việc Nga xâm chiếm bán đảo Crimea của Ukraine. Các cuộc gặp cấp cao giữa lãnh đạo quân đội hai nước đều bị hủy. Văn phòng Đại diện thương mại Mỹ cũng tuyên bố dừng các cuộc đàm phán thương mại và đầu tư với Nga. “Đây là một phần trong bước đi nhằm điều chỉnh lại quan hệ thương mại” - một quan chức thương mại Mỹ cho biết. Tuy nhiên, theo Reuters, một tài liệu mật bị rò rỉ cho thấy Anh phản đối trừng phạt thương mại Nga và không muốn đẩy các nhà đầu tư Nga ra khỏi trung tâm tài chính London. Tài liệu bì rò rỉ do một quan chức Anh cầm đi họp tại văn phòng của Thủ tướng Cameron đã bị một phóng viên chụp ảnh được và công bố. Theo đó, Quốc hội Anh không muốn trừng phạt Nga để tránh nguy cơ bị tổn thất thương mại. |
Cho đến trước khi Viktor Yanukovych trở lại làm Tổng thống (tháng 2/2010), đất nước 46 triệu dân này đã phải trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội “đen tối nhất lịch sử nước này”: năm 2008-2009, GDP của Ukraina giảm 15%, lạm phát tăng 16,4%, số người thất nghiệp tăng gấp ba, lên 9%; thu nhập thực tế của người dân giảm gần 11%. Trong khi đó, mối quan hệ “cơm không lành, canh chẳng ngọt” với Nga đã đẩy Kiev vào cuộc khủng hoảng khí đốt thiệt đơn thiệt kép.
Sau 4 năm, tình hình có những thay đổi, song vẫn còn đó những yếu tố “bất biến”. Nhìn chung, người dân Ukraine vẫn sống trong nghèo đói, đặc biệt là ở phía tây đất nước, quê hương của phần đông lực lượng đối lập đến Kiev để biểu tình. Không phải ngẫu nhiên mà gần như tất cả các chiến dịch biểu tình ở Ukraine đều được tổ chức vào mùa đông: vào những lúc khác, hầu hết nam giới Tây Ukraine bận làm thuê theo mùa ở các nước khác, kể cả ở Nga. Trong khi đó, tầng lớp thượng lưu chính trị cả phía Đông lẫn phía Tây sống xa hoa, đua nhau xây dựng cung điện ngoại ô sang trọng. Tất nhiên, sự bất công xã hội này khiến nhiều người bất mãn.
Tuy nhiên, về hình thức thì ở Ukraine có tất cả các thuộc tính của một nền dân chủ. Trong nước có đủ loại đảng phái, từ cực đoan cho đến siêu cánh tả. Vì vậy, lý do để Mỹ và châu Âu hỗ trợ cuộc đảo chính ở Ukraine không phải là sự quan tâm đến nền dân chủ. Ông Yanukovich đại diện cho tầng lớp thượng lưu Ukraine ôn hòa, theo đuổi chính sách trên cơ sở cân bằng giữa châu Âu và Nga. Ngược lại, đối thủ của ông tuyệt đối tập trung vào lợi ích của Berlin, Paris và Washington. Và nếu các nước phương Tây thực sự quan tâm đến dân chủ ở Ukraine, họ sẽ phải yêu cầu những người Ukraine mà họ đỡ đầu rời đường phố để chuẩn bị tốt hơn cho cuộc bầu cử mới. Nhưng có khả năng phe đối lập Ukraine lại sẽ bị thất bại trong cuộc bầu cử tiếp theo. Vì vậy, trong việc lựa chọn giữa “dân chủ” và lợi nhuận, Mỹ và châu Âu đã quen chọn lợi nhuận và từ bỏ các nguyên tắc dân chủ.
Phương Tây xây dựng công nghệ để tổ chức cái gọi là "cuộc cách mạng màu". Công nghệ ấy đã được thử nghiệm ở các nước Gruzia, Kyrgyzstan và Ukraine; sau đó được áp dụng ở Trung Đông trong cái gọi là "Mùa xuân Ả Rập" và bây giờ công nghệ này đang trở lại Ukraine. Bản chất của công nghệ này là hỗ trợ đối thủ của chế độ cầm quyền, bằng bùng nổ chiến tranh thông tin và kích động mâu thuẫn nội bộ. Để lọt vào "danh sách đen", không nhất thiết phải là kẻ thù của dân chủ. Do đó, dấy lên bạo loạn ở một nước hậu Xô Viết khá dân chủ, phương Tây thực sự đang thực hiện một chính sách trăm phần trăm phản dân chủ. Do đó, hành vi hiện tại của phương Tây là tội ác lớn nhất đối với nền dân chủ.
Nguyên Phong
.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét