Thứ Năm, 20 tháng 3, 2014

Sẽ khám sức khỏe với tài xế lái xe khách

Sẽ khám sức khỏe với tài xế lái xe khách

Sáng ngày 20/2, tại TPHCM, Bộ GTVT tổ chức hội nghị xin ý kiến dự thảo Nghị định của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô (để thay thế Nghị định 91/2009/NĐ-CP và 93/2012/NĐ-CP). Tham dự hội nghị có Thứ trưởng Bộ GTVT, Lê Đình Thọ; Vụ trưởng Vụ Vận tải, Khuất Việt Hùng; Chủ tịch Hiệp hội vận tải, Nguyễn Văn Thanh cùng đại diện các sở, ngành GTVT phía Nam.











Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ, phát biểu tại Hội nghị
Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ, phát biểu tại Hội nghị

Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ cho biết, hiện nay việc kinh doanh vận tải bằng xe ô tô còn những điều bất cập, do vậy trong hội nghị lần này sẽ lắng nghe ý kiến của các địa phương, đặc biệt là các dịnh vụ vận tải để bổ sung, sửa đổi nghị định 91, 93 cho phù hợp với tình hình thực tế hiện nay.


Dự thảo sửa đổi Nghị định 91 gồm 6 chương và 33 điều, hội nghị có nhiều ý kiến đóng góp của đại diện các sở ngành GTVT.


Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô, ông Nguyễn Văn Thanh đề nghị: “Tại điều 11, khoản 4 quy định người lái xe kinh doanh vận tải phải có chứng nhận khám sức khỏe định kỳ theo quy định của Bộ Y tế, quy định này cần cụ thể hơn. Đối với thiết bị giám sát hành trình của xe chỉ nên lưu giữ được hành trình, tốc độ và thời gian lái xe thay vì phải lưu trữ số lần dừng đỗ, đóng và mở xe thời gian lái xe trong 24 giờ của từng lái xe tại điểm a, khoản 2, điều 13”.











Ông Dương Hồng Thanh, Phó GĐ Sở GTVT TPHCM kiến nghị bỏ điều 14, khoản 2
Ông Dương Hồng Thanh, Phó GĐ Sở GTVT TPHCM kiến nghị bỏ điều 14, khoản 2

Ông Dương Hồng Thanh, Giám đốc Sở GTVT TPHCM cho rằng, dự thảo có nêu việc kinh doanh vận tải xe ô tô phải có chỗ ngồi riêng cho người khuyết tật sử dụng xe lăn…tại điều 14, khoản 2; điều này chỉ nên khuyến khích mà không nên bắt buộc. Trường hợp xe buýt có riêng chỗ cho người khuyết tật thì đã có vì xe buýt chỗ đứng nhiều nhưng với xe ô tô kinh doanh vận tải thì sẽ chiếm diện tích chưa kể chỗ để xe lăn cho người khuyết tật.


Đồng thời cần có thêm quy định cấm những xe ô tô khách kinh doanh dạng hợp đồng, “open tour”, đón trả khách ngay tại trụ sở, chi nhánh, văn phòng bán vé. Thực tế, thời gian qua tại TPHCM nhiều xe chạy tuyến cố định nhưng lại núp bóng dưới dạng xe hợp đồng, “open tour”, đón trả khách tại trụ sở, chi nhánh, văn phòng gây mất an toàn giao thông và an ninh trật tự.


Với trường hợp kinh doanh vận tải bằng xe buýt, tại điều 15, khoản 2: Xe buýt phải có sức chứa từ 17 chỗ ngồi trở lên. Phó Giám đốc Sở GTVT Long An, ông Phan Minh Giàu cho rằng quy định này không thực hiện được vì ở Long An hiện nay nhiều con đường, cây cầu do nhân dân tự đóng góp xây dựng nên nhỏ, xe buýt sẽ không qua được.


Ông Nguyễn Văn Dần, Phó Giám đốc Sở GTVT Khánh Hòa kiến nghị: “Trong điều 6, việc kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi cần quy định thống nhất về màu sơn xe vì hiện nay mỗi hãng taxi một màu sơn vừa làm mất tính thẩm mỹ vừa khó quản lý”.


Kết thúc hội nghị, Thứ trưởng Bộ GTVT ghi nhận ý kiến đóng góp của các địa phương đồng thời chỉ đạo các đơn vị trong ngành cần siết chặt công tác quản lý vận tải, đặc biệt là phải quản lý chặt chẽ tại các bến xe. Việc khám sức khỏe cho các lái xe, Thứ trưởng đề nghị sẽ kiểm tra sức khỏe với các đối tượng xe khách trước, rồi mới đến các loại hình xe kinh doanh vận tải khác.


Đỗ Loan



.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

Liên hoan tuyên truyền viên dân số cơ sở năm 2012

Liên hoan Tuyên truyền viên Dân số cơ sở năm 2012 đã được tổ chức tại ba khu vực: ngày 10/10/2012 tại phía Nam (tỉnh Bạc Liêu), ngày 24/10/2012 tại miền Trung (tỉnh Phú Yên) và ngày 7/11/2012 tại phía Bắc (tỉnh Yên Bái). Mục tiêu của Liên hoan là tuyên truyền sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân về các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác DS-KHHGĐ giai đoạn 2011-2020 nhân các sự kiện kỷ niệm Ngày Dân số Thế giới, Ngày Dân số Việt Nam và Tháng hành động quốc gia về Dân số năm 2012. Tiếp đó là nâng cao kiến thức, kỹ năng tuyên truyền vận động và truyền thông thay đổi hành vi về DS-KHHGĐ cho đội ngũ cán bộ chuyên trách dân số và cộng tác viên dân số/y tế cơ sở, đồng thời tạo phong trào thi đua trong đội ngũ làm công tác DS-KHHGĐ góp phần thực hiện các mục tiêu DS-KHHGĐ năm 2012.

Đây là một sự kiện truyền thông đặc biệt, là ngày hội lớn, là nơi hội tụ, là dịp để đội ngũ cán bộ chuyên trách, cộng tác viên, tuyên truyền viên dân số các tỉnh, thành phố gặp gỡ, giao lưu, trao đổi mô hình hiệu quả, kinh nghiệm trong thực tiễn công tác DS- KHHGĐ.

Tất cả các đội tham gia Liên hoan đều phải trải qua 2 phần thi “Chào hỏi” giới thiệu về đội và những đặc trưng của địa phương và Tiểu phẩm tuyên truyền về những vấn đề mới, những khó khăn thách thức của công tác DS-KHHGĐ. Theo đánh giá của ban giám khảo, các tiết mục tham gia Liên hoan được đầu tư và sáng tạo nên phong phú về nội dung và hình thức thể hiện, đã phản ánh được những nét nổi bật, đặc trưng về văn hóa của vùng miền trong công tác DS-KHHGĐ; những thành tựu đã đạt được cũng như những khó khăn vất vả của đội ngũ cán bộ chuyên trách dân số xã và cộng tác viên dân số thôn bản trong khu vực.

Qua 2 phần thi, 63 đội tuyên truyền viên dân số của các tỉnh, thành phố đã mang đến Liên hoan những màn chào hỏi ấn tượng, giới thiệu được đầy đủ về các thành viên trong đội, cùng kết quả thực hiện công tác DS-KHHGĐ và về công tác truyền thông DS-KHHGĐ của địa phương mình. Nhiều địa phương đã thể hiện thành công đề tài nâng cao chất lượng dân số bằng phương pháp sàng lọc trước sinh, sơ sinh, chống tảo hôn, không sinh nhiều con.

Không chỉ làm tốt màn chào hỏi, các tuyên truyền viên dân số còn rất xuất sắc khi hoá thân thành diễn viên trong các vai diễn ở phần thi tiểu phẩm. Với tài năng diễn xuất, các tuyên truyền viên đã mang đến nhiều sự bất ngờ cho ban giám khảo và khán giả bởi vận dụng một cách sáng tạo, linh hoạt và sự thể hiện hài hước, dí dỏm qua những câu chuyện dân số có thực. Những tiểu phẩm mang đậm tính giáo dục được các đội thể hiện xuất sắc trong phần thi tiểu phẩm. Qua 02 phần thi, Ban tổ chức đã chọn ra các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc để trao giải.

Kết quả, tại khu vực miền Nam, giải Nhất được trao cho đội Bình Dương; giải Nhì được trao cho đội Bạc Liêu và Thành phố Hồ Chí Minh; giải Ba được trao cho đội Tiền Giang, Đồng Nai và Cần Thơ. Các đội còn lại đồng giải Khuyến khích. Ngoài ra, Ban tổ chức còn trao 05 giải cá nhân cho các thí sinh là tuyên truyền viên hay nhất tại Liên hoan. Kết thúc Liên hoan tại khu vực miền Trung, Giải Nhất thuộc về đội Lâm Đồng. Đội Nghệ An, Bình Định đoạt giải Nhì. Hai giải Ba thuộc về đội Quảng Nam và Phú Yên. Các đội còn lại nhận giải Khuyến khích. Ban tổ chức cũng đã trao tặng 6 giải cá nhân tiêu biểu cho 6 đơn vị. Liên hoan tuyên truyền viên dân số cơ sở khu vực phía Bắckết thúc với giải Nhất thuộc về đội Phú Thọ, giải Nhì thuộc về đội Hà Nội, Thanh Hóa, Quảng Ninh; Giải Ba thuộc về Lào Cai, Yên Bái, Nam Định, Thái Nguyên. 18 đội còn lại nhận giải Khuyến khích. Ngoài ra, Ban tổ chức đã trao 8 giải phụ cho tuyên truyền viên dân số trẻ tuổi nhất, nhiều tuổi nhất, diễn xuất tốt nhất…

Phát biểu tại Liên hoan các khu vực, Lãnh đạo Tổng Cục DS-KHHGĐ đã hoan nghênh và cảm ơn lãnh đạo, cán bộ, cộng tác viên ngành DS-KHHGĐ các tỉnh, thành đã cùng tề tựu tham dự liên hoan, đồng thời nhấn mạnh những thành quả to lớn mà ngành đạt được suốt thời gian qua luôn được tạo ra bởi những cộng tác viên dân số đã không quản gian khổ đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng. Lãnh đạo Tổng cục cũng gửi lời cảm ơn đến cấp ủy, chính quyền các tỉnh đã hỗ trợ tổ chức Liên hoan Tuyên truyền viên Dân số cơ sở tại các khu vực.

Ba cuộc Liên hoan tại 3 khu vực đã lựa chọn ra những tiết mục xuất sắc nhất đưa về Hội thi Liên hoan tuyên truyền viên dân số cơ sở toàn quốc được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 10-11/12 nhân dịp Tháng hành động quốc gia về Dân số và Ngày dân số Việt Nam 26/12.

Cũng tại các khu vực, ba vấn đề lớn của hoạt động DS-KHHGĐ gồm: quy mô dân số, cơ cấu dân số và chất lượng dân số đã được các đại biểu chia sẻ tại hội thảo “Nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động truyền thông trực tiếp về DS-KHHGĐ tại cơ sở”. Các đại biểu nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác truyền thông, đặc biệt là truyền thông trực tiếp tại cơ sở, trong bối cảnh hiện nay và thời gian tới với những nhiệm vụ khó khăn hơn.