Thứ Năm, 19 tháng 9, 2013

Áo phao cứu hộ ngư dân đi biển

Áo phao cứu hộ ngư dân đi biển

Bộ áo phao cứu sinh đa năng cho ngư dân đi biển do ông Võ Văn Hoàng Minh, Ban từ thiện (Hiệp hội Nhựa TP.HCM) sáng chế có ưu điểm lớn nhất là giữ được sức khỏe cho ngư dân khi gặp nạn trong khoảng 1 tuần, để chờ người cứu hộ.











Anh Võ Văn Hoàng Minh đang thuyết minh về sản phẩm áo phao đa năng tại cuộc thi “sáng tạo kỹ thuật” TP.HCM lần thứ 22
Anh Võ Văn Hoàng Minh đang thuyết minh về sản phẩm áo phao đa năng tại cuộc thi “sáng tạo kỹ thuật” TP.HCM lần thứ 22

Bản thân ông Minh thường xuyên có những chuyến đi từ thiện khắp mọi miền đất nước. Trong những chuyến từ thiện về các làng chài, ông Minh được nghe nhiều câu chuyện thương tâm về số phận của ngư dân đi biển bởi áo phao không đảm bảo an toàn.


"Cứ mỗi lần nghe những câu chuyện như thế, tôi lại nhắc mình phải sớm tìm ra giải pháp để giúp cho bà con ngư dân có thể bảo vệ tính mạng khi có chuyện không may xảy ra”, ông Võ Văn Hoàng Minh tâm sự về sự ra đời của chiếc áo phao cứu sinh đa năng.


Quan sát thực tế, ông Minh nhận thấy rằng: áo phao hiện chỉ mang tính chất đối phó, chưa thể đảm bảo được sự sống cho ngư dân đi biển khi gặp chuyện. Một phần do áo phao sử dụng loại vải quá mỏng, các đường chỉ được may không kỹ lưỡng nên khi gặp sóng to, áo phao gần như bị rách tơi tả. Chính vì thế ông đã bắt tay vào thiết kế và cải tiến áo phao.


Áo phao được may bằng 3 lớp vải, gia cố thêm bằng những đường viền dày kẹp vào thân áo. Các túi áo được thiết kế rộng rãi, có khả năng chứa được 18 hũ nhỏ đựng gạo sấy, rong biển và 10 chai nước uống loại 50ml.


Đây là nguồn năng lượng bổ sung cực kỳ quý giá, giúp người bị nạn duy trì sự sống từ 5 - 6 ngày trong khi chờ đợi cứu hộ. Không chỉ vậy, đi kèm với áo phao còn có nhiều vật dụng như mũ phát quang, đèn LED, bộ áo quần giữ nhiệt bằng vải simili…


“Mỗi loại vật dụng kèm theo đều có những tác dụng riêng biệt. Trong đó, một quả bóng nhựa lần đầu tiên được trang bị đi kèm với áo phao. Vật dụng này dùng che mặt khi có sóng đập vào; giúp nâng phần đầu người bị nạn không bị chìm.


Ngoài ra, sau một thời gian dài ngâm mình trong nước biển, phần da sẽ bị bong tróc. Lúc này, một bộ vớ bằng cao su sẽ giúp cách ly cơ thể nạn nhân với nước biển, tăng khả năng giữ ấm cơ thể và giảm khả năng phát hiện con mồi từ những loài cá ăn thịt nhờ mùi hôi đặc trưng của cao su”, ông Minh cho biết.


Hiện tại, áo phao cứu sinh đa năng đã thử nghiệm thành công và bắt đầu được đưa vào ứng dụng tại Bạc Liêu. “Kết quả đánh giá của người dùng về sản phẩm là khá tốt. Nhưng vẫn chưa ứng dụng đại trà bởi giá thành còn cao, khoảng 1,8 triệu đồng/bộ.


Do những đặc tính đặc biệt này, áo phao của ông Võ Văn Hoàng Minh đã đạt giải 3 Cuộc thi sáng tạo kỹ thuật TP. HCM lần thứ 22. Ngoài ra, sản phẩm này đang trong quá trình đăng ký quyền sở hữu trí tuệ.


Theo DatViet.vn



.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

Liên hoan tuyên truyền viên dân số cơ sở năm 2012

Liên hoan Tuyên truyền viên Dân số cơ sở năm 2012 đã được tổ chức tại ba khu vực: ngày 10/10/2012 tại phía Nam (tỉnh Bạc Liêu), ngày 24/10/2012 tại miền Trung (tỉnh Phú Yên) và ngày 7/11/2012 tại phía Bắc (tỉnh Yên Bái). Mục tiêu của Liên hoan là tuyên truyền sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân về các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác DS-KHHGĐ giai đoạn 2011-2020 nhân các sự kiện kỷ niệm Ngày Dân số Thế giới, Ngày Dân số Việt Nam và Tháng hành động quốc gia về Dân số năm 2012. Tiếp đó là nâng cao kiến thức, kỹ năng tuyên truyền vận động và truyền thông thay đổi hành vi về DS-KHHGĐ cho đội ngũ cán bộ chuyên trách dân số và cộng tác viên dân số/y tế cơ sở, đồng thời tạo phong trào thi đua trong đội ngũ làm công tác DS-KHHGĐ góp phần thực hiện các mục tiêu DS-KHHGĐ năm 2012.

Đây là một sự kiện truyền thông đặc biệt, là ngày hội lớn, là nơi hội tụ, là dịp để đội ngũ cán bộ chuyên trách, cộng tác viên, tuyên truyền viên dân số các tỉnh, thành phố gặp gỡ, giao lưu, trao đổi mô hình hiệu quả, kinh nghiệm trong thực tiễn công tác DS- KHHGĐ.

Tất cả các đội tham gia Liên hoan đều phải trải qua 2 phần thi “Chào hỏi” giới thiệu về đội và những đặc trưng của địa phương và Tiểu phẩm tuyên truyền về những vấn đề mới, những khó khăn thách thức của công tác DS-KHHGĐ. Theo đánh giá của ban giám khảo, các tiết mục tham gia Liên hoan được đầu tư và sáng tạo nên phong phú về nội dung và hình thức thể hiện, đã phản ánh được những nét nổi bật, đặc trưng về văn hóa của vùng miền trong công tác DS-KHHGĐ; những thành tựu đã đạt được cũng như những khó khăn vất vả của đội ngũ cán bộ chuyên trách dân số xã và cộng tác viên dân số thôn bản trong khu vực.

Qua 2 phần thi, 63 đội tuyên truyền viên dân số của các tỉnh, thành phố đã mang đến Liên hoan những màn chào hỏi ấn tượng, giới thiệu được đầy đủ về các thành viên trong đội, cùng kết quả thực hiện công tác DS-KHHGĐ và về công tác truyền thông DS-KHHGĐ của địa phương mình. Nhiều địa phương đã thể hiện thành công đề tài nâng cao chất lượng dân số bằng phương pháp sàng lọc trước sinh, sơ sinh, chống tảo hôn, không sinh nhiều con.

Không chỉ làm tốt màn chào hỏi, các tuyên truyền viên dân số còn rất xuất sắc khi hoá thân thành diễn viên trong các vai diễn ở phần thi tiểu phẩm. Với tài năng diễn xuất, các tuyên truyền viên đã mang đến nhiều sự bất ngờ cho ban giám khảo và khán giả bởi vận dụng một cách sáng tạo, linh hoạt và sự thể hiện hài hước, dí dỏm qua những câu chuyện dân số có thực. Những tiểu phẩm mang đậm tính giáo dục được các đội thể hiện xuất sắc trong phần thi tiểu phẩm. Qua 02 phần thi, Ban tổ chức đã chọn ra các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc để trao giải.

Kết quả, tại khu vực miền Nam, giải Nhất được trao cho đội Bình Dương; giải Nhì được trao cho đội Bạc Liêu và Thành phố Hồ Chí Minh; giải Ba được trao cho đội Tiền Giang, Đồng Nai và Cần Thơ. Các đội còn lại đồng giải Khuyến khích. Ngoài ra, Ban tổ chức còn trao 05 giải cá nhân cho các thí sinh là tuyên truyền viên hay nhất tại Liên hoan. Kết thúc Liên hoan tại khu vực miền Trung, Giải Nhất thuộc về đội Lâm Đồng. Đội Nghệ An, Bình Định đoạt giải Nhì. Hai giải Ba thuộc về đội Quảng Nam và Phú Yên. Các đội còn lại nhận giải Khuyến khích. Ban tổ chức cũng đã trao tặng 6 giải cá nhân tiêu biểu cho 6 đơn vị. Liên hoan tuyên truyền viên dân số cơ sở khu vực phía Bắckết thúc với giải Nhất thuộc về đội Phú Thọ, giải Nhì thuộc về đội Hà Nội, Thanh Hóa, Quảng Ninh; Giải Ba thuộc về Lào Cai, Yên Bái, Nam Định, Thái Nguyên. 18 đội còn lại nhận giải Khuyến khích. Ngoài ra, Ban tổ chức đã trao 8 giải phụ cho tuyên truyền viên dân số trẻ tuổi nhất, nhiều tuổi nhất, diễn xuất tốt nhất…

Phát biểu tại Liên hoan các khu vực, Lãnh đạo Tổng Cục DS-KHHGĐ đã hoan nghênh và cảm ơn lãnh đạo, cán bộ, cộng tác viên ngành DS-KHHGĐ các tỉnh, thành đã cùng tề tựu tham dự liên hoan, đồng thời nhấn mạnh những thành quả to lớn mà ngành đạt được suốt thời gian qua luôn được tạo ra bởi những cộng tác viên dân số đã không quản gian khổ đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng. Lãnh đạo Tổng cục cũng gửi lời cảm ơn đến cấp ủy, chính quyền các tỉnh đã hỗ trợ tổ chức Liên hoan Tuyên truyền viên Dân số cơ sở tại các khu vực.

Ba cuộc Liên hoan tại 3 khu vực đã lựa chọn ra những tiết mục xuất sắc nhất đưa về Hội thi Liên hoan tuyên truyền viên dân số cơ sở toàn quốc được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 10-11/12 nhân dịp Tháng hành động quốc gia về Dân số và Ngày dân số Việt Nam 26/12.

Cũng tại các khu vực, ba vấn đề lớn của hoạt động DS-KHHGĐ gồm: quy mô dân số, cơ cấu dân số và chất lượng dân số đã được các đại biểu chia sẻ tại hội thảo “Nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động truyền thông trực tiếp về DS-KHHGĐ tại cơ sở”. Các đại biểu nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác truyền thông, đặc biệt là truyền thông trực tiếp tại cơ sở, trong bối cảnh hiện nay và thời gian tới với những nhiệm vụ khó khăn hơn.