Thứ Hai, 21 tháng 7, 2014

Hoa hậu Ngô Phương Lan bật mí về chồng tây

Hoa hậu Ngô Phương Lan bật mí về chồng tây

Gặp lại Ngô Phương Lan sau hơn nửa năm kết hôn, vẻ đẹp của cô như càng trở nên ngọt ngào, sâu lắng. Khi được hỏi về đời sống sau hôn nhân, ánh mắt và nụ cười rạng rỡ của Hoa hậu thế giới người Việt đầu tiên như nói lên tất cả.



Vì chồng giống… bố!












Hoa hậu Ngô Phương Lan bên chồng tây
Hoa hậu Ngô Phương Lan bên chồng tây


Vốn là người kiệm lời, thông minh, thậm chí có phần dè dặt, Ngô Phương Lan tâm sự: “Cho đến thời điểm này, chúng tôi còn là một cặp vợ chồng son theo đúng nghĩa nên đời sống cũng chưa có nhiều thay đổi lớn. Từ ngày đầu đến với nhau tới giờ, ngoài tình yêu, đương nhiên rồi, thì chúng tôi luôn tôn trọng nhau”.


Chồng Hoa hậu Ngô Phương Lan, Loz Whitaker là người Anh, tốt nghiệp Đại học Warwick, đã có nhiều năm sinh sống, làm việc tại Việt Nam chủ yếu trong lĩnh vực giáo dục. Khi kết hôn với Ngô Phương Lan, anh là giáo viên của Hội đồng Anh. Có câu chuyện vui, nhiều người hỏi cặp uyên ương: Trong tình yêu, ai là người chinh phục đối phương trước? Ngô Phương Lan trả lời: “Là Loz!”. Còn Loz lập tức quay sang phản đối: “Cô ấy, cô ấy là người chinh phục tôi!”.


Nhiều lần, Ngô Phương Lan không giấu nổi phân vân: “Trong kết hôn, mọi người thường nghĩ tôi phức tạp, kén chọn nhưng chắc chắn những điều tôi mong muốn thì bất cứ người đàn ông nào cũng có thể có được. Loz có một số yếu tố đặc biệt nhưng lại là điều tôi không yêu cầu. Chồng tôi, đơn giản là một thầy giáo thích nấu ăn”.


Tình yêu bắt đầu khi họ cùng làm giám khảo chương trình “Tôi tài năng” do hai đơn vị của Ngô Phương Lan và Loz phối hợp tổ chức. Sau những bữa ăn, những cuộc chuyện trò, trao đổi, họ chợt nhận ra có những sở thích chung vô cùng thú vị.


Sinh ra trong một gia đình gia giáo, trọng tri thức, từ nhỏ Ngô Phương Lan đã được bố mẹ giáo dục về đạo lý, nền nếp cũng như cốt cách của người thuộc về “phái yếu”. Thế nên, việc người phụ nữ xinh đẹp, thông minh như cô lại chọn cho mình một lối sống giản dị, khiêm nhường cũng là điều dễ hiểu.


Là người sống nội tâm, Ngô Phương Lan thừa nhận rằng cô không dễ bị chinh phục trước những chàng trai sáng sáng tặng hoa hồng, sẵn sàng chi một khoản tiền lớn cho cô đi mua sắm, du lịch… Với cô, trong tình yêu, đặc biệt là trong quan niệm về đời sống gia đình, cô cần sự chân thành, mộc mạc nhưng sâu sắc. Ngô Phương Lan không ngần ngại bày tỏ: “Có nhiều điều ở chồng tôi khá giống… bố tôi. Trong mắt tôi, bố là người tuyệt vời. Chồng tôi và bố tôi đều là người sống có trách nhiệm với gia đình, ân cần chăm sóc mọi thành viên, sẵn sàng làm mọi việc một cách thầm lặng nhất. Bây giờ tôi chưa có con, nhưng nếu có con rồi, tôi cũng sẽ yên tâm với vai trò làm cha của Loz”.


Chồng vào bếp, vợ dọn nhà












Nụ cười rạng rỡ của Hoa hậu Ngô Phương Lan trong ngày cưới
Nụ cười rạng rỡ của Hoa hậu Ngô Phương Lan trong ngày cưới


Tự nhận mình không khéo trong khoản nội trợ nhưng Ngô Phương Lan hào hứng tiết lộ: “Bù lại, chồng tôi lại nấu ăn rất tài. Anh ấy có thể đứng trong bếp suốt cả buổi, bày biện những món ăn tây, ta đủ hương vị, màu sắc hấp dẫn… Khi đó tôi quay về với sở thích của tôi là dọn dẹp nhà cửa, sắp xếp lại từng đồ vật vào từng vị trí thích hợp. Thế đấy, đôi khi đời sống gia đình chẳng có công thức nào làm thước đo cả. Tùy theo khả năng của từng người thôi, vì không ai nghĩ nhà tôi lại “phân công lao động” theo kiểu ngược đời như vậy”.


Yêu mến văn hóa và con người Việt Nam, lại là thầy giáo đứng trên bục giảng, Loz Whitaker không khó khăn khi hòa nhập với hai bên gia đình nội ngoại của vợ. Hơn thế, ở quê hương thứ hai này, anh còn được mọi người đón nhận quý mến và sẵn sàng sẻ chia. Hiểu những công việc mà Ngô Phương Lan đã làm, Loz chia sẻ: “Tôi cảm thấy hạnh phúc khi đã cùng Lan rong ruổi đến nhiều làng quê vùng sâu, vùng xa của đất nước Việt Nam trong những chuyến công tác nhằm giúp đỡ các trẻ em nghèo có được học bổng để tiếp tục theo đuổi việc học ở trường. Sau những chuyến đi ấy, tôi hiểu thêm về con người Việt Nam cũng như những thiệt thòi mà đất nước các bạn đã phải gánh chịu”.


Có lẽ cho đến hiện tại, cái tên của Hoa hậu Thế giới người Việt Ngô Phương Lan đã để lại dấu ấn đẹp trong lòng công chúng. Ngô Phương Lan luôn giữ một vẻ đẹp tự nhiên, truyền thống mà vẫn kiêu sa, đài các. Nhưng khi trở về bên Loz, cô tự nhận mình là một con mèo ấm áp và mềm mại: “Tôi đã từng rơi nước mắt khi chồng tôi hát tặng tôi trong tiệc cưới, đơn giản vì lúc đó, tôi bỗng nhớ lại tất cả những gì cả hai đều đã trải qua để có thể đến được với nhau. Bạn thấy không, một con mèo dù bản lĩnh đến đâu nhưng khi trở về vòng tay bạn sẽ luôn cho bạn cảm giác rằng bạn quan trọng đến nhường nào với cuộc đời”.


Theo Lữ Mai/Gia Đình & Xã Hội



.


KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

Liên hoan tuyên truyền viên dân số cơ sở năm 2012

Liên hoan Tuyên truyền viên Dân số cơ sở năm 2012 đã được tổ chức tại ba khu vực: ngày 10/10/2012 tại phía Nam (tỉnh Bạc Liêu), ngày 24/10/2012 tại miền Trung (tỉnh Phú Yên) và ngày 7/11/2012 tại phía Bắc (tỉnh Yên Bái). Mục tiêu của Liên hoan là tuyên truyền sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân về các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác DS-KHHGĐ giai đoạn 2011-2020 nhân các sự kiện kỷ niệm Ngày Dân số Thế giới, Ngày Dân số Việt Nam và Tháng hành động quốc gia về Dân số năm 2012. Tiếp đó là nâng cao kiến thức, kỹ năng tuyên truyền vận động và truyền thông thay đổi hành vi về DS-KHHGĐ cho đội ngũ cán bộ chuyên trách dân số và cộng tác viên dân số/y tế cơ sở, đồng thời tạo phong trào thi đua trong đội ngũ làm công tác DS-KHHGĐ góp phần thực hiện các mục tiêu DS-KHHGĐ năm 2012.

Đây là một sự kiện truyền thông đặc biệt, là ngày hội lớn, là nơi hội tụ, là dịp để đội ngũ cán bộ chuyên trách, cộng tác viên, tuyên truyền viên dân số các tỉnh, thành phố gặp gỡ, giao lưu, trao đổi mô hình hiệu quả, kinh nghiệm trong thực tiễn công tác DS- KHHGĐ.

Tất cả các đội tham gia Liên hoan đều phải trải qua 2 phần thi “Chào hỏi” giới thiệu về đội và những đặc trưng của địa phương và Tiểu phẩm tuyên truyền về những vấn đề mới, những khó khăn thách thức của công tác DS-KHHGĐ. Theo đánh giá của ban giám khảo, các tiết mục tham gia Liên hoan được đầu tư và sáng tạo nên phong phú về nội dung và hình thức thể hiện, đã phản ánh được những nét nổi bật, đặc trưng về văn hóa của vùng miền trong công tác DS-KHHGĐ; những thành tựu đã đạt được cũng như những khó khăn vất vả của đội ngũ cán bộ chuyên trách dân số xã và cộng tác viên dân số thôn bản trong khu vực.

Qua 2 phần thi, 63 đội tuyên truyền viên dân số của các tỉnh, thành phố đã mang đến Liên hoan những màn chào hỏi ấn tượng, giới thiệu được đầy đủ về các thành viên trong đội, cùng kết quả thực hiện công tác DS-KHHGĐ và về công tác truyền thông DS-KHHGĐ của địa phương mình. Nhiều địa phương đã thể hiện thành công đề tài nâng cao chất lượng dân số bằng phương pháp sàng lọc trước sinh, sơ sinh, chống tảo hôn, không sinh nhiều con.

Không chỉ làm tốt màn chào hỏi, các tuyên truyền viên dân số còn rất xuất sắc khi hoá thân thành diễn viên trong các vai diễn ở phần thi tiểu phẩm. Với tài năng diễn xuất, các tuyên truyền viên đã mang đến nhiều sự bất ngờ cho ban giám khảo và khán giả bởi vận dụng một cách sáng tạo, linh hoạt và sự thể hiện hài hước, dí dỏm qua những câu chuyện dân số có thực. Những tiểu phẩm mang đậm tính giáo dục được các đội thể hiện xuất sắc trong phần thi tiểu phẩm. Qua 02 phần thi, Ban tổ chức đã chọn ra các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc để trao giải.

Kết quả, tại khu vực miền Nam, giải Nhất được trao cho đội Bình Dương; giải Nhì được trao cho đội Bạc Liêu và Thành phố Hồ Chí Minh; giải Ba được trao cho đội Tiền Giang, Đồng Nai và Cần Thơ. Các đội còn lại đồng giải Khuyến khích. Ngoài ra, Ban tổ chức còn trao 05 giải cá nhân cho các thí sinh là tuyên truyền viên hay nhất tại Liên hoan. Kết thúc Liên hoan tại khu vực miền Trung, Giải Nhất thuộc về đội Lâm Đồng. Đội Nghệ An, Bình Định đoạt giải Nhì. Hai giải Ba thuộc về đội Quảng Nam và Phú Yên. Các đội còn lại nhận giải Khuyến khích. Ban tổ chức cũng đã trao tặng 6 giải cá nhân tiêu biểu cho 6 đơn vị. Liên hoan tuyên truyền viên dân số cơ sở khu vực phía Bắckết thúc với giải Nhất thuộc về đội Phú Thọ, giải Nhì thuộc về đội Hà Nội, Thanh Hóa, Quảng Ninh; Giải Ba thuộc về Lào Cai, Yên Bái, Nam Định, Thái Nguyên. 18 đội còn lại nhận giải Khuyến khích. Ngoài ra, Ban tổ chức đã trao 8 giải phụ cho tuyên truyền viên dân số trẻ tuổi nhất, nhiều tuổi nhất, diễn xuất tốt nhất…

Phát biểu tại Liên hoan các khu vực, Lãnh đạo Tổng Cục DS-KHHGĐ đã hoan nghênh và cảm ơn lãnh đạo, cán bộ, cộng tác viên ngành DS-KHHGĐ các tỉnh, thành đã cùng tề tựu tham dự liên hoan, đồng thời nhấn mạnh những thành quả to lớn mà ngành đạt được suốt thời gian qua luôn được tạo ra bởi những cộng tác viên dân số đã không quản gian khổ đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng. Lãnh đạo Tổng cục cũng gửi lời cảm ơn đến cấp ủy, chính quyền các tỉnh đã hỗ trợ tổ chức Liên hoan Tuyên truyền viên Dân số cơ sở tại các khu vực.

Ba cuộc Liên hoan tại 3 khu vực đã lựa chọn ra những tiết mục xuất sắc nhất đưa về Hội thi Liên hoan tuyên truyền viên dân số cơ sở toàn quốc được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 10-11/12 nhân dịp Tháng hành động quốc gia về Dân số và Ngày dân số Việt Nam 26/12.

Cũng tại các khu vực, ba vấn đề lớn của hoạt động DS-KHHGĐ gồm: quy mô dân số, cơ cấu dân số và chất lượng dân số đã được các đại biểu chia sẻ tại hội thảo “Nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động truyền thông trực tiếp về DS-KHHGĐ tại cơ sở”. Các đại biểu nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác truyền thông, đặc biệt là truyền thông trực tiếp tại cơ sở, trong bối cảnh hiện nay và thời gian tới với những nhiệm vụ khó khăn hơn.