Năm mươi năm trôi qua từ ngày xảy ra sự kiện mà nhiều người Mỹ chính trực không muốn nhắc lại, bởi từ đầu đến cuối là một sự bịa đặt được tính toán trước.
TIN LIÊN QUAN |
---|
|
Kế hoạch 34A: bị "thối" từ trong trứng
Việc tướng Nguyễn Khánh làm đảo chính (28/1/1964) hầu như không gây trở ngại cho kế hoạch 34A. Ngược lại, nó như chất xúc tác để ngày 1/2, Lầu Năm góc tán thành cho thực hiện giai đoạn 1 của kế hoạch với một danh mục gồm 33 mục tiêu đã được phê duyệt. Những mục tiêu đáng kể nhất gồm: chụp ảnh từ trên không; trinh sát bờ biển; ngăn chặn các tuyến đường quốc lộ 7, 8, 12 bằng lực lượng đặc biệt đổ bộ đường không; đánh vào Hải Phòng, Bến Thủy, Đồng Hới bằng các toán SEAL; tập kích các đơn vị pháo phòng thủ bờ biển; phá hoại các cây cầu trên đường 1; tiến công tuyến đường xe lửa Hà Nội - Lạng Sơn bằng các nhóm nhẩy dù theo kiểu "đánh và chạy"...
Tuy nhiên, phần lớn các điệp vụ đã thất bại, nhiều điệp viên bị Bắc Việt Nam bắt sống hoặc tiêu diệt (CIA gọi là "bị thối"). Các phi vụ khác thì như đánh vào không khí vì đối phương đã kịp di chuyển các cơ sở của họ từ trước. Tai hại hơn, tình trạng binh lính đào ngũ khỏi các nhóm SOG ngày càng trở nên phổ biến.
Chiến hạm USS Maddox |
Ngày 1/6 bắt đầu giai đoạn 2 của kế hoạch 34A, được dự kiến sẽ kéo dài đến ngày 30/9. Có tới 22 nhiệm vụ mới được phê duyệt để bù đắp cho phần lớn những nhiệm vụ chưa hoàn thành trong giai đoạn 1. Ngay trong tháng 6, đã thực hiện 3 cuộc tiến công trên biển, 2 hoạt động trên không và tổ chức cho 3 toán điệp viên thâm nhập. Cũng như trong giai đoạn 1, phần lớn các phi vụ đều bị "thối", và kết quả là đại tá Lam Sơn bị cách chức.
Cũng vào thời gian này, diễn ra những thay đổi về nhân sự từ phía Mỹ: tướng Taylor đến Sài Gòn làm đại sứ thay cho Cabot Lodge; tướng Harkins chuyển quyền chỉ huy MACV cho tướng Westmoreland; và đô đốc Sharp được bổ nhiệm làm tư lệnh Thái Bình Dương thay cho đô đốc Felt.
Ê kíp mới đã quyết định gia tăng các hoạt động của kế hoạch 34A. Ngay trong tháng 7, có tới 11 phi vụ đã được thực hiện. Và phi vụ cuối cùng, với toán gián điệp Boone được thả xuống khu vực phía bắc quốc lộ 7 bên ngoài thị trấn Con Cuông của tỉnh Nghệ An, chính là phi vụ "gối đầu" với "Sự kiện Vịnh Bắc bộ": ngày 29/7, toán này tiếp đất; đêm mùng 1 sang ngày 2/8, trong khi Boone tìm đường ra hàng sau những ngày rệu rạo vì lẩn trốn, thì gần như đồng thời, ở phía Vịnh Bắc bộ, con tầu Maddox tiếp cận bờ biển Bắc Việt Nam để tiến hành quan sát, thu thập tin tình báo và tạo cớ để chính quyền Johnson mở đầu cuộc chiến tranh leo thang ra miền Bắc.
Năm mươi năm trôi qua từ ngày xảy ra sự kiện mà nhiều người Mỹ chính trực không muốn nhắc lại, bởi từ đầu đến cuối là một sự bịa đặt được tính toán trước.
Chỉ trong vòng 5 giờ đồng hồ kể từ "vụ việc" liên quan đến con tàu Maddoox (và tàu Turner Joy đi kèm), một bức điện đã được phát đi từ Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân để chỉ đạo Hạm đội 7 tiến hành các cuộc không kích vào các kho dầu và các mục tiêu khác nằm dọc ven biển của Bắc Việt Nam. Đó là ngày 4/8/1964.
Ngày 5/8, máy bay Mỹ tiến công Hòn Gai, Thanh Hóa, Vinh và các bãi neo tầu ở cửa sông Gianh (Quảng Bình). Sau đó Tổng thống Johnson mới lên truyền hình quốc gia tuyên bố bắt đầu các cuộc không kích để đáp lại cái mà ông ta miêu tả trước Quốc hội và nhân dân Mỹ như là "cuộc tiến công" vô cớ các tàu chiến Mỹ ở hải phận quốc tế trong vịnh Bắc Bộ.
Bài phát biểu của Johnson được trình diễn sau các vụ không kích, và sự trái ngược này được giải thích là do "sự ước tính sai sự chênh lệch về thời gian" giữa Hà Nội và Washington.
2 ngày sau, ngày 7/8, Quốc hội Mỹ thông qua Quyết định về vịnh Bắc Bộ của Tổng thống, cho phép sử dụng lực lượng quân sự Mỹ hỗ trợ Việt Nam cộng hòa. Vụ đầu cơ chính trị này đã giúp Johnson đánh bại ứng cử viên đảng Cộng hòa Barry Goltwater trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 3 tháng sau đó. Quyết định của Quốc hội Mỹ cũng là căn cứ pháp lý cho cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam - cuộc chiến mà giờ đây mỗi khi nhắc lại, nước Mỹ còn nổi da gà.
Hết
Nguyên Phong
.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét