Thứ Tư, 1 tháng 1, 2014

Vụ sản phụ chết tại bệnh viện: Khởi tố bác sỹ và hộ sinh

Vụ sản phụ chết tại bệnh viện: Khởi tố bác sỹ và hộ sinh

Ngày 1/1/2014, nguồn tin từ Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, cơ quan này vừa tống đạt quyết định khởi tố 1 bác sỹ và 1 hộ sinh về hành vi vô ý làm chết người.











a
Cơ quan điều tra Công an tỉnh Thanh Hóa đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án đối với bác sỹ Lê Xuân Dũng.

Theo đó, hai bị can được cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thanh Hóa khởi tố gồm: Lê Xuân Dũng - là bác sỹ (SN 1967), trú tại thị trấn Vạn Hà, huyện Thiệu Hóa và Hoàng Thị Tâm - là hộ sinh ( SN 1974), ở xã Thiệu Vũ, huyện Thiệu Hóa (Thanh Hóa). Cả hai bị khởi tố về hành vi vô ý làm chết người do vi phạm qui tắc nghề nghiệp.


Như tin trước đó đã đưa, vào khoảng 19h30', ngày 17/10/2013, sản phụ Nguyễn Thị Xuân (40 tuổi), ngụ tại xã Thiệu Phúc, huyện Thiệu Hóa(Thanh Hóa) có biểu hiện chuyển dạ nên được người thân đưa đến Bệnh viện Đa khoa huyện Thiệu Hóa chờ sinh. Sau khi thăm khám, y bác sĩ ở đây kết luận, thai nhi và sản phụ khỏe mạnh bình thường, chị Xuân có thể sinh thường.


Nửa đêm, chị Xuân lên cơn đau bụng dữ dội, người nhà chạy đi gọi bác sĩ đến kiểm tra nhưng họ nói “cửa mình chưa mở, tiếp tục chờ”. Vài giờ sau, thấy sản phụ đau đớn có biểu hiện nguy kịch đến tính mạng, người thân tiếp tục đề nghị y bác sĩ bệnh viện cho sản phụ sinh theo phương pháp mổ bắt con nhưng không được chấp nhận.











a
Sau cái chết tức tưởi của sản phụ Xuân vào ngày 18/10 khiến hàng trăm người bức xúc, đưa quan tài đi diễu phố.

Đến 3h sáng 18/10, thấy sản phụ có triệu chứng bất thường nên các bác sỹ trực tại Bệnh viện Đa khoa huyện Thiệu Hóa mới gấp rút đưa sản phụ Xuân lên bàn đẻ. Tuy nhiên, cho đến hơn 5h, chị Xuân vẫn chưa được bác sỹ tiến hành phẫu thuật. Khoảng 5h45, gia đình được phía bệnh viện thông báo, sản phụ Xuân và thai nhi đã tử vong.


Cho rằng cái chết tức tưởi của chị Xuân và thai nhi là do kíp trực lơ là nên hàng trăm người thân sản phụ này đã kéo đến bao vây bệnh viện, la ó đòi làm rõ trách nhiệm. Sau đó, nhiều người thân của nạn nhân vì quá bức xúc đã đưa qua tài đi diễu khắp tuyến phố thị trấn Vạn Hà. Chiếc xe lần lượt đi qua trụ sở Ủy ban huyện, Công an huyện Thiệu Hóa... Khi đi đến trước cửa căn nhà riêng của bác sĩ Lê Văn Định (Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Thiệu Hóa, ở tiểu khu 12, thị trấn Vạn Hà) chiếc xe mới dừng lại. Họ liên tục đánh trống, rải vàng mã, thả vòng hoa đồng thời la ó phản ứng dữ dội đòi “xử” vị bác sĩ vì cho rằng ông này là người phải chịu trách nhiệm chính trong cái chết tức tưởi của sản phụ Xuân.


Trước sự việc trên, Công an huyện Thiệu Hóa đã huy động cả trăm người gồm công an xã, cảnh sát an ninh và lực lượng giao thông để trấn an trật tự, thuyết phục người nhà đem thi thể của sản phụ Xuân về quê mai táng.


Hiện nay cơ quan điều tra Công an tỉnh Thanh Hóa đã áp dụng biện pháp cấm hai bị can Lê Xuân Dũng và Hoàng Thị Tâm đi khỏi nơi cư trú để tiếp tục điều tra, làm rõ vụ án.


Phúc Tuấn



.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

Liên hoan tuyên truyền viên dân số cơ sở năm 2012

Liên hoan Tuyên truyền viên Dân số cơ sở năm 2012 đã được tổ chức tại ba khu vực: ngày 10/10/2012 tại phía Nam (tỉnh Bạc Liêu), ngày 24/10/2012 tại miền Trung (tỉnh Phú Yên) và ngày 7/11/2012 tại phía Bắc (tỉnh Yên Bái). Mục tiêu của Liên hoan là tuyên truyền sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân về các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác DS-KHHGĐ giai đoạn 2011-2020 nhân các sự kiện kỷ niệm Ngày Dân số Thế giới, Ngày Dân số Việt Nam và Tháng hành động quốc gia về Dân số năm 2012. Tiếp đó là nâng cao kiến thức, kỹ năng tuyên truyền vận động và truyền thông thay đổi hành vi về DS-KHHGĐ cho đội ngũ cán bộ chuyên trách dân số và cộng tác viên dân số/y tế cơ sở, đồng thời tạo phong trào thi đua trong đội ngũ làm công tác DS-KHHGĐ góp phần thực hiện các mục tiêu DS-KHHGĐ năm 2012.

Đây là một sự kiện truyền thông đặc biệt, là ngày hội lớn, là nơi hội tụ, là dịp để đội ngũ cán bộ chuyên trách, cộng tác viên, tuyên truyền viên dân số các tỉnh, thành phố gặp gỡ, giao lưu, trao đổi mô hình hiệu quả, kinh nghiệm trong thực tiễn công tác DS- KHHGĐ.

Tất cả các đội tham gia Liên hoan đều phải trải qua 2 phần thi “Chào hỏi” giới thiệu về đội và những đặc trưng của địa phương và Tiểu phẩm tuyên truyền về những vấn đề mới, những khó khăn thách thức của công tác DS-KHHGĐ. Theo đánh giá của ban giám khảo, các tiết mục tham gia Liên hoan được đầu tư và sáng tạo nên phong phú về nội dung và hình thức thể hiện, đã phản ánh được những nét nổi bật, đặc trưng về văn hóa của vùng miền trong công tác DS-KHHGĐ; những thành tựu đã đạt được cũng như những khó khăn vất vả của đội ngũ cán bộ chuyên trách dân số xã và cộng tác viên dân số thôn bản trong khu vực.

Qua 2 phần thi, 63 đội tuyên truyền viên dân số của các tỉnh, thành phố đã mang đến Liên hoan những màn chào hỏi ấn tượng, giới thiệu được đầy đủ về các thành viên trong đội, cùng kết quả thực hiện công tác DS-KHHGĐ và về công tác truyền thông DS-KHHGĐ của địa phương mình. Nhiều địa phương đã thể hiện thành công đề tài nâng cao chất lượng dân số bằng phương pháp sàng lọc trước sinh, sơ sinh, chống tảo hôn, không sinh nhiều con.

Không chỉ làm tốt màn chào hỏi, các tuyên truyền viên dân số còn rất xuất sắc khi hoá thân thành diễn viên trong các vai diễn ở phần thi tiểu phẩm. Với tài năng diễn xuất, các tuyên truyền viên đã mang đến nhiều sự bất ngờ cho ban giám khảo và khán giả bởi vận dụng một cách sáng tạo, linh hoạt và sự thể hiện hài hước, dí dỏm qua những câu chuyện dân số có thực. Những tiểu phẩm mang đậm tính giáo dục được các đội thể hiện xuất sắc trong phần thi tiểu phẩm. Qua 02 phần thi, Ban tổ chức đã chọn ra các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc để trao giải.

Kết quả, tại khu vực miền Nam, giải Nhất được trao cho đội Bình Dương; giải Nhì được trao cho đội Bạc Liêu và Thành phố Hồ Chí Minh; giải Ba được trao cho đội Tiền Giang, Đồng Nai và Cần Thơ. Các đội còn lại đồng giải Khuyến khích. Ngoài ra, Ban tổ chức còn trao 05 giải cá nhân cho các thí sinh là tuyên truyền viên hay nhất tại Liên hoan. Kết thúc Liên hoan tại khu vực miền Trung, Giải Nhất thuộc về đội Lâm Đồng. Đội Nghệ An, Bình Định đoạt giải Nhì. Hai giải Ba thuộc về đội Quảng Nam và Phú Yên. Các đội còn lại nhận giải Khuyến khích. Ban tổ chức cũng đã trao tặng 6 giải cá nhân tiêu biểu cho 6 đơn vị. Liên hoan tuyên truyền viên dân số cơ sở khu vực phía Bắckết thúc với giải Nhất thuộc về đội Phú Thọ, giải Nhì thuộc về đội Hà Nội, Thanh Hóa, Quảng Ninh; Giải Ba thuộc về Lào Cai, Yên Bái, Nam Định, Thái Nguyên. 18 đội còn lại nhận giải Khuyến khích. Ngoài ra, Ban tổ chức đã trao 8 giải phụ cho tuyên truyền viên dân số trẻ tuổi nhất, nhiều tuổi nhất, diễn xuất tốt nhất…

Phát biểu tại Liên hoan các khu vực, Lãnh đạo Tổng Cục DS-KHHGĐ đã hoan nghênh và cảm ơn lãnh đạo, cán bộ, cộng tác viên ngành DS-KHHGĐ các tỉnh, thành đã cùng tề tựu tham dự liên hoan, đồng thời nhấn mạnh những thành quả to lớn mà ngành đạt được suốt thời gian qua luôn được tạo ra bởi những cộng tác viên dân số đã không quản gian khổ đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng. Lãnh đạo Tổng cục cũng gửi lời cảm ơn đến cấp ủy, chính quyền các tỉnh đã hỗ trợ tổ chức Liên hoan Tuyên truyền viên Dân số cơ sở tại các khu vực.

Ba cuộc Liên hoan tại 3 khu vực đã lựa chọn ra những tiết mục xuất sắc nhất đưa về Hội thi Liên hoan tuyên truyền viên dân số cơ sở toàn quốc được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 10-11/12 nhân dịp Tháng hành động quốc gia về Dân số và Ngày dân số Việt Nam 26/12.

Cũng tại các khu vực, ba vấn đề lớn của hoạt động DS-KHHGĐ gồm: quy mô dân số, cơ cấu dân số và chất lượng dân số đã được các đại biểu chia sẻ tại hội thảo “Nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động truyền thông trực tiếp về DS-KHHGĐ tại cơ sở”. Các đại biểu nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác truyền thông, đặc biệt là truyền thông trực tiếp tại cơ sở, trong bối cảnh hiện nay và thời gian tới với những nhiệm vụ khó khăn hơn.