Thứ Năm, 2 tháng 1, 2014

Về buôn làng xử lý vi phạm để kéo giảm TNGT

Về buôn làng xử lý vi phạm để kéo giảm TNGT

Phối hợp với Công an xã, CSGT huyện Ngọc Hồi chia thành từng tổ về tận đường làng, tận từng buôn, bản để TTKS. Với giải pháp ấy, năm 2013 TNGT tại huyện Ngọc Hồi đã giảm mạnh cả 3 tiêu chí đến 48%.











Phối hợp với công an xã đẩy mạnh TTKS đường liên thôn góp phần kéo giảm TNGT đến 48%.
Phối hợp với công an xã đẩy mạnh TTKS đường liên thôn góp phần kéo giảm TNGT đến 48%.

Có mặt tại đường giao thông xã Đắc Xú, huyện Ngọc Hồi vào một ngày cuối năm, chúng tôi bắt gặp một tổ TTKS, cách đó chừng 100m là “chốt” xử lý gồm một CSGT và 3 công an xã Đắc Xú. Tại đây, Trung úy Lê Công Đồng, Tổ trưởng Tổ tuần tra cho chúng tôi xem danh sách các trường hợp vi phạm giao thông mới bị xử lý. Cụ thể, đến thời điểm này đã có trên 15 trường hợp xe mô tô vi phạm bị xử lý, chủ yếu là không đội MBH.


Trung úy Lê Công Đồng, cho biết: Thời điểm mới triển khai tuần tra lưu động tại các tuyến đường huyện, giao thông nông thôn, có ngày lực lượng TTKS lập biên bản đến trên 30 trường hợp vi phạm, chủ yếu là không đội MBH, chở 3, không mang theo giấy tờ xe... Hiện tại, do người dân biết có lực lượng về tận thôn, xã xử lý nên đã tự giác chấp hành khá tốt, ngay cả các đối tượng thanh thiếu niên “tóc xanh, tóc đỏ” cũng không còn dám đầu trần điều khiển xe máy.


Thượng tá Lê Đình Toàn, Phó trưởng Công an huyện Ngọc Hồi, cho biết: Công tác tuần tra lưu động về các thôn, buôn nằm trong kế hoạch từ đầu năm 2013, đưa lực lượng TTKS về tận địa bàn nông thôn do Công an huyện Ngọc Hồi tổ chức triển khai nhằm kiềm chế tình trạng TNGT tăng mạnh trên địa bàn trong năm 2012. Theo đó, Công an huyện Ngọc Hồi đã yêu cầu đội CSGT huyện phối hợp với công an các xã tiến hành tuần tra lưu động trên tất cả các tuyến đường tỉnh lộ, huyện lộ, đường liên thôn, liên xã; Đảm bảo khép kín địa bàn từ 6h sáng đến 22 giờ đêm. Mỗi tuần Công an huyện phối hợp với công an xã từ 2 đến 3 ngày, trong năm 2013 đã phối hợp đượng trên 100 buổi TTKS.


Thượng tá Lê Đình Toàn, cho biết thêm: Ngọc Hồi là một huyện vùng cao có cửa khẩu quốc tế Pờ Y, đường về đêm vừa rộng vừa hoang vắng và nhiều khúc cua nguy hiểm. Những thanh niên vùng cao vốn phong cách "hoang dã" đi làm tại các thành phố lớn về du nhập tư tưởng ăn chơi. Cứ đêm xuống, rượu say là rủ nhau đua xe bạt mạng trên các tuyến đường liên thôn, liên xã. Đùng cái va chạm với xe ô tô là gây TNGT. Chính vì vậy, kết hoạch phối hợp với công an xã TTKS ngay từ buôn bản, đã góp phần quan trong kéo giảm TNGT có chiều sâu trong năm 2013.


Năm 2013 huyện Ngọc Hồi chỉ xảy ra duy nhất một vụ TNGT liên thôn, liên xã. Toàn tỉnh để xảy ra 13 vụ, làm 10 người chết và 23 người bị thương. So với năm 2012, giảm tới 12 vụ TNGT, giảm 7 người chết và giảm 5 người bị thương. Toàn bộ những vụ TNGT xảy ra đều tại các tuyến quốc lộ như QL14, QL40, QL14C...


Văn Tư



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

Liên hoan tuyên truyền viên dân số cơ sở năm 2012

Liên hoan Tuyên truyền viên Dân số cơ sở năm 2012 đã được tổ chức tại ba khu vực: ngày 10/10/2012 tại phía Nam (tỉnh Bạc Liêu), ngày 24/10/2012 tại miền Trung (tỉnh Phú Yên) và ngày 7/11/2012 tại phía Bắc (tỉnh Yên Bái). Mục tiêu của Liên hoan là tuyên truyền sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân về các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác DS-KHHGĐ giai đoạn 2011-2020 nhân các sự kiện kỷ niệm Ngày Dân số Thế giới, Ngày Dân số Việt Nam và Tháng hành động quốc gia về Dân số năm 2012. Tiếp đó là nâng cao kiến thức, kỹ năng tuyên truyền vận động và truyền thông thay đổi hành vi về DS-KHHGĐ cho đội ngũ cán bộ chuyên trách dân số và cộng tác viên dân số/y tế cơ sở, đồng thời tạo phong trào thi đua trong đội ngũ làm công tác DS-KHHGĐ góp phần thực hiện các mục tiêu DS-KHHGĐ năm 2012.

Đây là một sự kiện truyền thông đặc biệt, là ngày hội lớn, là nơi hội tụ, là dịp để đội ngũ cán bộ chuyên trách, cộng tác viên, tuyên truyền viên dân số các tỉnh, thành phố gặp gỡ, giao lưu, trao đổi mô hình hiệu quả, kinh nghiệm trong thực tiễn công tác DS- KHHGĐ.

Tất cả các đội tham gia Liên hoan đều phải trải qua 2 phần thi “Chào hỏi” giới thiệu về đội và những đặc trưng của địa phương và Tiểu phẩm tuyên truyền về những vấn đề mới, những khó khăn thách thức của công tác DS-KHHGĐ. Theo đánh giá của ban giám khảo, các tiết mục tham gia Liên hoan được đầu tư và sáng tạo nên phong phú về nội dung và hình thức thể hiện, đã phản ánh được những nét nổi bật, đặc trưng về văn hóa của vùng miền trong công tác DS-KHHGĐ; những thành tựu đã đạt được cũng như những khó khăn vất vả của đội ngũ cán bộ chuyên trách dân số xã và cộng tác viên dân số thôn bản trong khu vực.

Qua 2 phần thi, 63 đội tuyên truyền viên dân số của các tỉnh, thành phố đã mang đến Liên hoan những màn chào hỏi ấn tượng, giới thiệu được đầy đủ về các thành viên trong đội, cùng kết quả thực hiện công tác DS-KHHGĐ và về công tác truyền thông DS-KHHGĐ của địa phương mình. Nhiều địa phương đã thể hiện thành công đề tài nâng cao chất lượng dân số bằng phương pháp sàng lọc trước sinh, sơ sinh, chống tảo hôn, không sinh nhiều con.

Không chỉ làm tốt màn chào hỏi, các tuyên truyền viên dân số còn rất xuất sắc khi hoá thân thành diễn viên trong các vai diễn ở phần thi tiểu phẩm. Với tài năng diễn xuất, các tuyên truyền viên đã mang đến nhiều sự bất ngờ cho ban giám khảo và khán giả bởi vận dụng một cách sáng tạo, linh hoạt và sự thể hiện hài hước, dí dỏm qua những câu chuyện dân số có thực. Những tiểu phẩm mang đậm tính giáo dục được các đội thể hiện xuất sắc trong phần thi tiểu phẩm. Qua 02 phần thi, Ban tổ chức đã chọn ra các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc để trao giải.

Kết quả, tại khu vực miền Nam, giải Nhất được trao cho đội Bình Dương; giải Nhì được trao cho đội Bạc Liêu và Thành phố Hồ Chí Minh; giải Ba được trao cho đội Tiền Giang, Đồng Nai và Cần Thơ. Các đội còn lại đồng giải Khuyến khích. Ngoài ra, Ban tổ chức còn trao 05 giải cá nhân cho các thí sinh là tuyên truyền viên hay nhất tại Liên hoan. Kết thúc Liên hoan tại khu vực miền Trung, Giải Nhất thuộc về đội Lâm Đồng. Đội Nghệ An, Bình Định đoạt giải Nhì. Hai giải Ba thuộc về đội Quảng Nam và Phú Yên. Các đội còn lại nhận giải Khuyến khích. Ban tổ chức cũng đã trao tặng 6 giải cá nhân tiêu biểu cho 6 đơn vị. Liên hoan tuyên truyền viên dân số cơ sở khu vực phía Bắckết thúc với giải Nhất thuộc về đội Phú Thọ, giải Nhì thuộc về đội Hà Nội, Thanh Hóa, Quảng Ninh; Giải Ba thuộc về Lào Cai, Yên Bái, Nam Định, Thái Nguyên. 18 đội còn lại nhận giải Khuyến khích. Ngoài ra, Ban tổ chức đã trao 8 giải phụ cho tuyên truyền viên dân số trẻ tuổi nhất, nhiều tuổi nhất, diễn xuất tốt nhất…

Phát biểu tại Liên hoan các khu vực, Lãnh đạo Tổng Cục DS-KHHGĐ đã hoan nghênh và cảm ơn lãnh đạo, cán bộ, cộng tác viên ngành DS-KHHGĐ các tỉnh, thành đã cùng tề tựu tham dự liên hoan, đồng thời nhấn mạnh những thành quả to lớn mà ngành đạt được suốt thời gian qua luôn được tạo ra bởi những cộng tác viên dân số đã không quản gian khổ đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng. Lãnh đạo Tổng cục cũng gửi lời cảm ơn đến cấp ủy, chính quyền các tỉnh đã hỗ trợ tổ chức Liên hoan Tuyên truyền viên Dân số cơ sở tại các khu vực.

Ba cuộc Liên hoan tại 3 khu vực đã lựa chọn ra những tiết mục xuất sắc nhất đưa về Hội thi Liên hoan tuyên truyền viên dân số cơ sở toàn quốc được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 10-11/12 nhân dịp Tháng hành động quốc gia về Dân số và Ngày dân số Việt Nam 26/12.

Cũng tại các khu vực, ba vấn đề lớn của hoạt động DS-KHHGĐ gồm: quy mô dân số, cơ cấu dân số và chất lượng dân số đã được các đại biểu chia sẻ tại hội thảo “Nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động truyền thông trực tiếp về DS-KHHGĐ tại cơ sở”. Các đại biểu nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác truyền thông, đặc biệt là truyền thông trực tiếp tại cơ sở, trong bối cảnh hiện nay và thời gian tới với những nhiệm vụ khó khăn hơn.