Nhìn vào những xã hội đang ngày một phát triển như Ấn Độ, người ta chỉ thấy những hình ảnh hiện đại, hoa lệ nhưng khuất đâu đó nơi góc phố nhỏ, hẻm ngõ vẫn có những phận đời đáng thương.
Lakhan Kale và bà ngoại tại chỗ ở tạm bợ bên vỉa hè |
Dưới đây là cảnh đời một em nhỏ 9 tuổi bị cột chân tại bến xe bus mà nhà báo Mallika Kapur của CNN từng gặp và ghi nhận lại để thay lời cảnh báo về thực trạng “bù nhìn” của một số quan chức phúc lợi xã hội trước hàng triệu mảnh đời khuyết tật lẩn khuất đâu đó tại Ấn Độ và nạn thiếu cơ sở chuyên biệt dành cho những trẻ em khuyết tật.
Lần đâu tiên nghe thấy câu chuyện cậu bé 9 tuổi bị trói vào cột biển báo bến xe bus tại thủ đô Mumbai, Ấn Độ, tôi vô cùng ngạc nhiên. Tôi nghĩ đó là chuyện không thể tại thủ đô Mumbai này.
Khi tìm đến bến xe bus đó, tôi thậm chí còn ngạc nhiên hơn nữa bởi đây là khu vực tôi qua lại thường xuyên nhưng chưa một lần tôi để ý thấy cậu bé bị trói vào cột ngay bên đường.
Mảnh đời vô hình giữa đường phố tấp nập Mumbai
Hình ảnh đáng thương khi Lakhan bị trói bên vỉa hè để tránh chạy lang qua đường |
Giống tôi, hàng nghìn người Mumbai đi qua mà không ai để ý Lakhan Kale – cậu bé 9 tuổi, bị bệnh bại não nằm trên vỉa hè. Theo thống kê mới nhất năm 2011, Ấn Độ có khoảng 26,8 triệu người khuyết tật. Con số tương đương 2,2% tổng dân số 1,2 tỉ người của nước này. Tuy nhiên, nhiều cơ quan khác điển hình là World Bank khẳng định con số thực tế còn cao hơn vậy.
Tuy nhiên, rất nhiều người khuyết tật giống như Lakhan lặng lẽ sống chìm trong đất nước đông đúc – nơi giá trị và sự sống còn của con người phụ thuộc và khả năng làm việc của họ.
Hãy để tôi kể bạn nghe câu chuyện của Lakhan. Ngoài căn bệnh bại não, Lakhan còn bị mù và điếc. Mặc dù vậy, “khi mới sinh ra, Lakhan rất khỏe, thậm chí còn rất bụ bẫm xinh xắn” – bà Sakubai, bà ngoại của Lakhan rớm nước mắt kể lại. Tuy nhiên, vài tháng sau đó, Lakhan bị sốt cao. “Một đêm, thằng bé co giật liên hồi, cuối cùng không bao giờ trở lại được như xưa”. Kể về số phận hẩm hiu của đứa cháu trai ngay từ những ngày tháng đầu đời, bà Sakurai không cầm nổi nước mắt.
Chúng tôi gặp bà nói chuyện tại nơi bà ở - dải đất bẩn thỉu ngay đằng sau bến xe bus. Bộ sari (trang phục của phụ nữ Hindu) được dải xuống đất là nơi bà ăn, ngủ và các sinh hoạt khác.
Nơi ở tạm bợ của hai bà cháu ngay đằng sau bến xe bus giữa thủ đô Mumbai |
Bà Sakubai là người duy nhất chăm sóc Lakhan. Bà kể, người cha qua đời cách đây 4 năm, mẹ bỏ rơi cậu bé, chị cả thì chạy trốn. Cả quãng thời gian dài, chỉ có bà Sakubai và đứa cháu trai tật nguyền chung sống, sinh hoạt cùng nhau ngay bên vệ đường.
Bà Sabukai năm nay ở tuổi 70 nhưng vẫn phải làm lụng vất vả, kiếm từng đồng bằng việc bán các món đồ chơi nhỏ tại Chowpatty, bãi biển nổi tiếng tại Mumbai. Bà không còn sự lựa chọn nào khác ngoài trói cậu bé vào cột. “ Thằng bé bị điếc vì vậy nó không thể nghe tiếng xe cộ qua lại. Nếu bất chợt, cháu nó chạy sang đường, chắc chắn sẽ gặp tai nạn”. “Nhìn này, sợi dây thừng rất dài” – bà vừa nói vừa chỉ cho tôi sợi dây bị sờn dùng để cột chân Lakhan.
Thiếu cơ sở chăm sóc trẻ tật nguyền là vấn đề cấp bách
Ngoài bệnh bại liệt, Lakhan còn bị điếc và câm |
Có rất nhiều trẻ em giống hoàn cảnh Lakhan tại Mumbai – cô Meena Mutha một nhân viên công tác xã hội cho biết. Mutha bắt đầu giúp đỡ trường hợp của Lakhan vào khoảng cuối tháng 5. Một nhiếp ảnh gia chụp lại bức ảnh cậu bé và đăng lên tờ báo địa phương. Viên cảnh sát địa phương nhìn thấy nó và nhờ Mutha can thiệp, nhờ đó, Lakhan được đưa đi chăm sóc. “Khi tôi nhìn thấy hình ảnh đó, tôi cảm thấy cậu bé cần phải được giúp đỡ ngay lập tức. Cháu bé đó cần một mái nhà”. Bà của Lakhan đã qua tuổi 70, rất có thể chỉ 5,10 năm nữa, cậu bé sẽ chẳng có ai để chăm sóc – cô Mutha chia sẻ.
Tuy nhiên, không thể tìm được nơi nào chăm sóc cậu bé, Mutha buộc phải đưa Lakhan tới trung tâm trẻ thanh thiếu niên của chính phủ tại Mumbai. Hiện, Lakhan đang ở đây nhưng cô Mutha có vẻ chưa hài lòng vì đây không phải nhà dành cho trẻ em cần hỗ trợ đặc biệt. Và, “đây chính là vấn đề. Thủ đô Mumbai thiếu hụt nghiêm trọng các trung tâm cung cấp chỗ ăn ở cho trẻ em khuyết tật” – cô Mutha nói.
Cậu bé nằm co quắp bên cột cạnh bến chờ xe bus trở thành vô hình dưới con mắt của hàng nghìn người qua lại đây mỗi ngày |
Ông S. A. Jadhav - Tổng giám đốc trung tâm thanh thiếu niên nơi Lakhan đang ở cho biết cậu bé đang được chăm sóc rất tốt nhưng ông Jadhav đang tìm nơi khác phù hợp hơn với hoàn cảnh cậu bé. Theo ông Jadhav, chỉ có một nơi duy nhất dành cho trẻ thanh thiếu niên có đủ điều kiện đặc biệt tại Mumbai nhưng ông không còn chỗ cho Lakhan vì hiện nay cơ sở này đã quá tải.
CNN đã nhiều lần liên hệ với Bộ trưởng Ấn Độ chịu trách nhiệm vấn đề phụ nữ và trẻ em tại Mumbai – bà Varsha Gaikwad nhưng không nhận được hồi đáp. Văn phòng của bà Varsha Gaikwad cách bến xe bus 59 không xa nơi Lakhan được tìm thấy.
Trang Trần (Theo CNN)
.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét